Schneider Electric Việt Nam cũng là doanh nghiệp duy nhất đại diện ngành kỹ thuật được vinh danh giải thưởng này.
Chủ đề năm 2024 của tổ chức GPTW là "Great Is Possible", mở rộng cả về quy mô 125.000 đáp viên, gấp 3 lần so với năm 2023 và doanh nghiệp chứng nhận gấp 1,5 lần so với cùng kỳ. Mặc dù mức độ cạnh tranh gia tăng, Schneider Electric Việt Nam vẫn thăng hạng ấn tượng và được đề cử Best Workplaces.
Giải thưởng Best Workplaces được trao cho 25 doanh nghiệp thể hiện khác biệt lớn với nhóm được chứng nhận, đo lường từ 85% kết quả khảo sát chỉ số tin cậy của nhân viên và 15% đánh giá chiến lược tận tâm phát triển nơi làm việc của công ty. 60 câu hỏi chấm điểm và 2 câu hỏi mở đánh giá môi trường làm việc được gửi tới nhân viên, cùng 6 câu hỏi luận dành cho lãnh đạo doanh nghiệp về chiến lược nâng tầm nhân sự.
Bà Cáp Thị Minh Trang, Giám đốc Nhân sự Schneider Electric Việt Nam & Campuchia chia sẻ: “Giải thưởng Best Workplaces 2024 minh chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc tạo môi trường làm việc cởi mở, đa dạng và hòa nhập. Hành trình này phản ánh sự tận tâm của Schneider Electric đối với sức khỏe tinh thần và định hướng nghề nghiệp của mỗi nhân viên thông qua những chính sách vượt ra ngoài tư duy truyền thống. Đồng thời, danh hiệu sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng tôi tạo ra các tác động bền vững, ưu tiên sự hài lòng và thành công của nhân viên trong mọi quyết định của mình.”
Giải thưởng ghi nhận nỗ lực không ngừng phát triển môi trường làm việc đầy tự hào của Schneider Electric Việt Nam trong nhiều năm qua, dựa trên 3 trụ cột vững chắc - Công việc ý nghĩa, Đa dạng và hòa nhập, Trao quyền. Theo nghiên cứu của Schneider Electric, 5 xu hướng lớn tác động trực tiếp đến nơi làm việc tương lai gồm: AI và số hóa, Phát triển bền vững, Trung hòa carbon, Nghề nghiệp mới và Già hóa dân số. Do đó, chiến lược phát triển lấy “Văn hóa làm chủ và Kỹ năng làm đầu” (Culture-Led & Skill-first) đã giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với 5 xu hướng mới ở nơi làm việc.
Ông Đồng Mai Lâm (phải) chia sẻ tại sự kiện |
Cụ thể, ở trụ cột đầu tiên “Công việc ý nghĩa”, Schneider Electric Việt Nam không ngừng truyền cảm hứng để đội ngũ nhân viên luôn tự hào công việc đang làm, từ đó tạo ra hiệu quả cho khách hàng, tạo giá trị cho xã hội, và tạo tác động tích cực cho thế giới bền vững hơn.
Đối với trụ cột “Đa dạng và hòa nhập”, Schneider Electric Việt Nam trao cơ hội bình đẳng để gây dựng sự nghiệp xứng đáng cho mọi nhân viên ở mọi nơi, bất kể giới tính và thế hệ. Năm 2023, công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về nhân sự trẻ, nhân sự nữ, quản lý cấp trung bắt buộc dưới 35 tuổi. Chương trình thực tập sinh, quản trị viên tập sự góp phần tăng tỷ lệ nhân sự Gen Z lên 25% trong năm 2023. Công ty còn tạo nên sự khác biệt khi tiên phong triển khai chính sách nghỉ phép gia đình có lương lên đến 16 tuần, nhằm hỗ trợ nhân viên vào những thời điểm quan trọng trong cuộc sống.
Trụ cột cuối cùng là “Trao quyền” - trụ cột cốt lõi để công ty khơi dậy hiệu suất cao, khai phóng tối đa tiềm năng đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng niềm vui công việc của nhân sự. Tham gia khảo sát của GPTW, hầu hết nhân viên chia sẻ bản thân được liên tục trao quyền đổi mới, thích ứng nhanh chóng và nắm bắt cơ hội cùng công ty. Các sáng kiến phát triển nhân sự được đánh giá cao, đặc biệt là nền tảng Open Talent Market dựa trên AI giúp nhân viên tiếp cận mọi cơ hội học tập với cố vấn phù hợp, thăng tiến với các dự án thú vị, thử thách với công việc mới mẻ của tập đoàn.
Để củng cố sức mạnh Culture-Led của doanh nghiệp, Schneider Electric Việt Nam tập trung vào các khía cạnh phát triển, thích nghi và gắn kết đội nhóm, từ nội bộ phận đến liên phòng ban. Đồng thời, Schneider Electric Việt Nam triển khai các hoạt động Skill-first để duy trì vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Các hoạt động chú trọng vào mục tiêu xây dựng chuyên môn và làm chủ kỹ thuật số, giúp mỗi nhân viên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình và đưa tổ chức thăng hạng từ tốt đến xuất sắc.