Với mức lợi nhuận này, SCB đã hoàn thành 102% kế hoạch năm 2014, xuất phát từ việc kiểm soát chất lượng tín dụng hiệu quả và cải thiện kết quả kinh doanh của tất cả các mảng hoạt động.
Dư nợ của SCB đạt 95.952 tỷ đồng, tăng 7,8% so với đầu năm. Trong đó, ngay từ đầu năm 2014, SCB đã chú trọng triển khai cho vay đối với các ngành nghề ưu tiên cũng như xây dựng chính sách ưu đãi hợp lý, đặc biệt là chính sách lãi suất đối với các đối tượng này.
Sau 6 tháng đầu năm 2014, SCB đã cho vay mới đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp là 1.482 tỷ đồng. Trong đó, cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt 476 tỷ đồng. Bên cạnh công tác phát triển tín dụng, SCB cũng chú trọng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ và kiểm soát chất lượng tín dụng trong mức quy định.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, SCB đã tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập rủi ro theo Thông tư 02, Thông tư 09.
Hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung được áp dụng giúp rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay cho khách hàng, tăng cường hơn nữa khả năng quản trị rủi ro, giảm nợ xấu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Dự kiến trong 06 tháng tiếp theo của năm 2014, SCB tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng DN; tăng cường quan hệ với các TCTD khác, đẩy mạnh kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng và triển khai tìm kiếm đối tác để gia tăng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo kế hoạch.
Việc xây dựng Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ này sẽ giúp SCB quản trị tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, đo lường thu nhập, chi phí lãi một cách hiệu quả, chính xác, đa chiều; đồng thời tạo cơ sở cho công tác định giá theo từng sản phẩm, khách hàng…