So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 7/2014 tăng 4,94%; bình quân 7 tháng tăng 4,8%.
Điểm sáng kinh tế tháng 7 vẫn tiếp tục là kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7 tăng 7,7%, một số mặt hàng đạt kim ngạch tăng cao: giày dép tăng 19,4%; hàng dệt may tăng 17,4%; hóa chất tăng 55,8%.
Tính chung 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 83,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013. Đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 27,7 tỷ USD, tăng 12,2% và chiếm 33,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 55,8 tỷ USD, tăng 15%.
Nhập khẩu cả nước tháng 7 ước đạt 12,65 tỷ USD, tăng gần 1,8% so với tháng trước.
Cùng với tín hiệu tốt từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu ngân sách từ lĩnh vực này cũng đạt khá với mức 140.000 tỷ đồng, bằng 62,5% dự toán, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó có đóng góp quan trọng là một số mặt hàng chịu thuế suất cao, trị giá lớn tăng mạnh so với cùng kỳ (kim ngạch dầu thô xuất khẩu tăng 8,3%; nhập khẩu xăng dầu tăng 15,1%, ô tô nguyên chiếc tăng 78,5%, linh kiện phụ tùng ô tô tăng 20,2%...).
Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng theo nhiều chuyên gia, nền kinh tế còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã giảm về tốc độ. Cụ thể, cả nước có 5.083 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký là 31.518 tỷ đồng trong tháng 7, giảm 16,5% về số doanh nghiệp và giảm 45% về vốn đăng ký so với tháng trước.
Số lao động dự kiến được tạo việc làm tại các doanh nghiệp mới thành lập trong tháng là 88.000 người, giảm 1,1% so với tháng trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký của cả nước trong tháng 7 là 4.931 doanh nghiệp.
Cũng theo các chuyên gia, mặc dù kinh tế có khởi sắc nhưng các giải pháp hỗ trợ từ chính sách, từ dịch vụ và nguồn vốn vẫn cần tiếp tục.
Trên thực tế, sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp thời gian vừa qua đã mang lại hiệu quả rất tốt. Tại TP. HCM, đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ổn định và lên kế hoạch tăng trưởng sản xuất, nhờ các chương trình kết nối cho vay, các giải pháp hỗ trợ, kích cầu…
Theo đánh giá từ chính các ngân hàng, hiện lãi suất cho vay đã giảm mạnh và không là vấn đề lo ngại như trước. Nhiều ngân hàng đã duy trì và đưa thêm nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, chẳng hạn như mới đây nhất, từ 27/7/2014, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã triển khai gói sản phẩm “Tài trợ xuất nhập khẩu năm 2014” với tổng giá trị tài trợ lên đến 1.000 tỷ đồng và nhiều lợi ích nổi bật.
Theo đó, khi tham gia gói sản phẩm trên, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi và cạnh tranh từ 3,99%/năm (đối với khoản vay USD) và 6,39%/năm (đối với khoản vay VND); được vay VND với lãi suất USD (đối với tài trợ xuất khẩu); cầm cố lô hàng nhập khẩu lên đến 90% giá trị lô hàng; miễn phí sử dụng dịch vụ lập hộ bộ chứng từ xuất khẩu và nhiều tiện ích khác.
Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm của Trung tâm Tư vấn giải pháp xuất nhập khẩu SCB, khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, xây dựng phương án kinh doanh phù hợp và tối ưu nhất.
Gói sản phẩm “Tài trợ xuất nhập khẩu năm 2014” là giải pháp tài chính thiết thực và ưu đãi nổi bật mà SCB mang đến cho khách hàng. Tham gia gói sản phẩm này, cùng với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và các chương trình ưu đãi khác mà SCB thường xuyên triển khai sẽ giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.