Trong đó, theo ước tính của Structure Research, thị trường trung tâm dữ liệu colocation (dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng 13,3% mỗi 5 năm, dự kiến đạt 19.069MW công suất công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng vào năm 2028, tương đương gấp gần 2 lần so với năm 2023.
Theo ông Thomas Rooney, Quản lý Cấp cao, Bộ phận Bất động sản công nghiệp Savills Hà Nội, có hai lý do chính để lý giải về sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ nhất, sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi quá trình số hóa, việc áp dụng điện toán đám mây, các dịch vụ sử dụng dữ liệu cao, sự phát triển của mạng 5G, mạng lưới thiết bị kết nối Internet, và các chính sách quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại địa phương.
Savills cho rằng, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là ChatGPT và các công cụ generative AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh), cũng thúc đẩy nhu cầu với ngành dữ liệu, đặc biệt là các trung tâm dữ liệu có công suất CNTT lớn (hyperscale). Các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Amazon Web Services, Microsoft và Google đã tích cực thuê và phát triển các hyperscaler, chiếm 60% tổng công suất trung tâm dữ liệu hyperscale trên toàn thế giới.
Thứ hai, lãi suất vay ở mức cao và có vẻ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian dài, cùng với Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ) trì hoãn cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc theo đuổi lợi nhuận của các nhà đầu tư trở nên mạnh mẽ hơn. Trước bối cảnh này, thị trường trung tâm dữ liệu đã nổi lên như một loại tài sản thay thế hấp dẫn, mang lại lợi nhuận tốt hơn cùng với tiềm năng tăng trưởng lớn thu hút các nhà đầu tư.
Savills ghi nhận, trong quý I/2024, các thương vụ mua lại trung tâm dữ liệu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đạt đỉnh 1,7 tỷ USD, tăng 81% so với quý trước và 325% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng khối lượng đầu tư cho cả năm 2023.
Mặt khác, việc đảm bảo quỹ đất phù hợp và nguồn cung điện ổn định đã trở thành thách thức lớn với thị trường trung tâm dữ liệu. Vị trí các trung tâm dữ liệu cần gần với các hạ tầng thiết yếu như mạng lưới điện và hệ thống internet. Mức tiêu thụ năng lượng cao của các trung tâm dữ liệu lớn như hyperscale làm tăng áp lực lên lưới điện địa phương, gây ra các vấn đề về độ trễ và vận hành.
Công cuộc tìm kiếm quỹ đất và nguồn điện đã gây áp lực lên các chủ đầu tư, buộc họ phải mở rộng quy mô tại các địa điểm chiến lược càng sớm càng tốt. Điều này tiếp tục đẩy chi phí phát triển lên cao. Chưa kể, các bên liên quan bao gồm Chính phủ, khách hàng và xã hội yêu cầu các trung tâm dữ liệu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu dấu chân carbon cũng là áp lực lớn đối với các nhà phát triển trung tâm dữ liệu.
Sự gia tăng chi phí đầu tư ban đầu, biểu giá điện, cùng các chi phí vận hành và bảo trì đã khiến trung tâm dữ liệu trở thành một khoản đầu tư đòi hỏi vốn lớn. Do đó, ngày càng nhiều các thương vụ hợp tác giữa các nhà đầu tư và các nhà vận hành trung tâm dữ liệu diễn ra để đẩy nhanh tốc độ mở rộng.
Ví dụ, GDS đã huy động 587 triệu USD thông qua một thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần, trong khi KKR cam kết đầu tư lên tới 800 triệu USD để mua lại 20% cổ phần trong doanh nghiệp trung tâm dữ liệu khu vực của Singtel. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để mở rộng tại các thị trường ASEAN, bao gồm Singapore, Indonesia và Thái Lan, đồng thời khám phá các thị trường như Malaysia