Sau cú ‘sẩy chân’ tại Archegos, Credit Suisse đợi tân thủ lĩnh để tính đường mới?

0:00 / 0:00
0:00
Credit Suisse vừa có một quyết định khá quyết đoán, nhưng nhà đầu tư và giới phân tích kỳ vọng các động thái mạnh mẽ hơn sau khoản mất mát 4,7 tỷ USD từ vụ bê bối Archegos.
Credit Suisse hôm 6/4 cho biết ngân hàng này sẽ phải gánh khoản phí 4,4 tỷ franc Thụy Sỹ (tương đương 4,71 tỷ USD) sau khi Archegos "vỡ trận" cam kết lợi nhuận.

Credit Suisse hôm 6/4 cho biết ngân hàng này sẽ phải gánh khoản phí 4,4 tỷ franc Thụy Sỹ (tương đương 4,71 tỷ USD) sau khi Archegos "vỡ trận" cam kết lợi nhuận.

Thay tướng, tách bạch đơn vị quản lý tài sản

Cổ phiếu Credit Suisse đã rớt 25% trong tháng qua khi ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ choáng váng sau hai vụ sụp đổ liên tiếp của Công ty dịch vụ tài chính Greensill Capital hồi đầu tháng 3 và sau đó là Quỹ quản lý đầu tư Archegos.

Cú đúp đổ vỡ của hai đối tác trên khiến CEO 57 tuổi của Credit Suisse, ông Thomas Gottstein gánh nhiệm vụ đau đầu là vừa phải hạn chế những thiệt hại lâu dài đến danh tiếng của ngân hàng này và vừa giữ chân được khách hàng và nhân viên.

"Thật quá thất vọng với những gì đã diễn ra vài tháng qua, nó dưới tiêu chuẩn mà chúng tôi mong đợi", một nhà đầu tư tại Credit Suisse nói với hãng tin Reuters.

Giới đầu tư và các nhà phân tích cho rằng, CEO Gottstein khó có thể rảnh tay cho đến khi António Horta-Osório, CEO của Tập đoàn ngân hàng Lloyds cùng một vài nhân viên của tập đoàn này đang làm việc tại Anh đến đầu quân tại Credit Suisse. Dự kiến, António Horta-Osório sẽ được giới thiệu đảm nhiệm chức Chủ tịch Credit Suisse.

"Tất cả hệ lụy từ việc mất đi danh tiếng sẽ chỉ còn vấn đề thời gian", Andreas Venditti, chuyên viên phân tích tại Ngân hàng lớn thứ tư của Thụy Sỹ Zuercher Kantonalbank.

Credit Suisse hôm 6/4 cho biết ngân hàng này sẽ phải gánh khoản phí 4,4 tỷ franc Thụy Sỹ (tương đương 4,71 tỷ USD) sau khi Archegos "vỡ trận" cam kết lợi nhuận đối với ngân hàng này. Mức phí này gần gấp 3 lần mức lợi nhuận của Credit Suisse trong năm 2020.

Các ngân hàng Thụy Sỹ chưa bao giờ ngại "trảm" tướng nếu công việc không theo kế hoạch. Tidjane Thiam, CEO tiền nhiệm của ông Gottstein, cũng từng bị sa thải sau vụ bê bối gián điệp.

Ông Gottstein, người đảm nhiệm vị trí giám đốc quản lý tài sản, mới đây đã nhanh chóng quyết định thay người đứng đầu đơn vị quản lý rủi ro tại Credit Suisse. Quyết định này được đưa ra sau tuyên bố của ông Gottstein rằng đơn vị quản lý tài sản của Credit Suisse sẽ được tác khỏi mảng kinh doanh tài sản của ngân hàng này sau khi khoản đầu tư 10 tỷ USD của đơn vị này vào trái phiếu của Công ty dịch vụ tài chính Greensill bị đóng băng.

Đợi thủ lĩnh mới

Các nhà đầu tư cho rằng khó có thể xảy ra những biến động lớn tại Credit Suisse cho đến khi xảy ra những bê bối tại Quỹ quản lý tài sản Archegos và Công ty dịch vụ tài chính Greensill. cộng với việc thay thế Chủ tịch Credit Suisse sắp được hoàn tất.

Sau những bê bối trên, Chủ tịch Urs Rohner, người đã đầu quân cho Credit Suisse từ năm 2011, sẽ rời ngân hàng này vào cuối tháng 4, còn Horta-Osório, chuyên gia ngân hàng trong lĩnh vực bán lẻ, sẽ được giới thiệu thay thế ông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Credit Suisse sắp tới.

"Chúng tôi hy vọng việc thay thế Chủ tịch tại Đại hội cổ đông sắp tới sẽ giúp kiến tạo nền tảng văn hóa doanh nghiệp mới với cách tiếp cận tập trung nhiều hơn vào quản trị rủi ro", Công ty tư vấn cổ đông Ethos nhận định.

Nguồn thạo tin về Credit Suisse của Reuters cho hay, kể cả không có Chủ tịch mới, ngân hàng này vẫn sẽ tiến hành những thay đổi lớn về cấu trúc.

Còn một nguồn tin khác tiết lộ, trong giai đoạn chuyển tiếp, Credit Suisse sẽ tiếp tục làm rõ những liên đới trong dịch vụ môi giới cao cấp của ngân hàng này; đồng thời tiến hành một cuộc điều tra kỹ càng nhằm giảm thiểu rủi ro tại đơn vị quản lý tài sản và trên toàn hệ thống của Credit Suisse.

Mối lo ngại trực tiếp hơn đối với Credit Suisse hiện nay là việc khách hàng và một số nhân viên cấp cao sẽ rời bỏ ngân hàng này sau những bê bối gần đây.

Một tay săn đầu người chuyên nghiệp tại Hong Kong tiết lộ, đã có một số nhân viên phát triển thị trường của Credit Suisse bày tỏ với ông ý định rời bỏ ngân hàng này sau vụ bê bối Archegos.

Trong khi đó, vị chủ tịch giấu tên của một quỹ quản lý tài sản ở Monaco cho biết ông nhìn thấy cơ hội thu hút một số nhân sự cấp cao của Credit Suisse sau vụ đổ vỡ của Archegos.

Vị này thẳng thắn nói: "Đối với chúng tôi, một đơn vị quản lý tài sản quy mô nhỏ cũng như các đối thủ cạnh tranh khác của Credit Suisse, đây là cơ hội lớn để giành lấy miếng bánh to hơn trên thị trường có giá trị tài sản ròng siêu cao này".

Credit Suisse vẫn chưa có bình luận nào về khả năng "cháy máu" nhân sự sau vụ bê bối Archegos.

Một nguồn tin thân cận cho hay, Christian Meissner, người phụ trách mảng quản lý tài sản tại Credit Suisse sau khi người tiền nhiệm Brian Chin rời đi, đã được giao nhiệm vụ giữ chân các nhân tài của ngân hàng này và đảm bảo thắng lợi ở những lĩnh vực mà ngân hàng này đang làm tốt, chẳng hạn như mô hình SPAC - công ty vỏ bọc, huy động vốn thông qua các thương vụ IPO với mục đích thu mua hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp tư nhân để đưa lên sàn.

"Các nhà quản lý ngân hàng đang trong tâm trạng tồi tệ nhưng họ vẫn chưa rời đi, họ trước tiên phải tìm công việc mới và điều này giúp Christian Meissner có thêm thời gian để chứng tỏ họ vẫn có thể cạnh tranh và chiến thắng các đồng nghiệp khác", nguồn tin của Reuters nói.

Trả lời phỏng vấn tờ NZZ của Thụy Sỹ, CEO của Credit Suisse tin rằng trong mô hình "một ngân hàng", các quyết định đưa ra phải cùng hướng đến phục vụ những khách hàng giàu có; đồng thời vị CEO cam kết sẽ tăng cường quản trị rủi ro.

Nhưng nếu muốn bám lấy mô hình này, CEO của Credit Suisse cần phải đề ra lộ trình lợi nhuận và siết chặt quản trị rủi ro.

"Họ (Credit Suisse) đã mất đi lợi nhuận và sẽ không lấy lại được cho đến khi họ tìm thấy con đường khác", Jason Teh, Giám đốc tư vấn đầu tư tại Quỹ quản lý tài sản Vertum (Australia) nhận định.

Tin bài liên quan