Đây là diễn biến đã được dự báo từ trước, khi hồi cuối năm 2020, ĐHCĐ bất thường PME đã thông qua nội dung đồng ý cho cổ đông lớn lớn Stada Service Holding B.V (Đức) và người có liên quan nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp mà không cần thực hiện chào mua công khai.
Toàn bộ nhân sự của Stada tham gia HĐQT PME nhiệm kỳ 2016 - 2021, thay đổi số lượng từ 11 xuống 9 thành viên.
Stada Service Holding là công ty con của Tập đoàn dược phẩm STADA Arzneimittel AG (Đức), đầu tư vào PME từ năm 2008 và sau đó trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 62% vốn. Đây là đối tác hỗ trợ rất nhiều cho PME trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn cao nhất GMP-EU. Hiện PME là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi sở hữu nhiều nhà máy đạt chuẩn này.
Nhóm cổ đông Stada đã tăng tỷ lệ sở hữu tại PME thông qua việc chào mua công khai cổ phiếu PME với giá 85.000 đồng/cp, gần nhất, Stada đăng ký mua PME để nâng tỷ lệ nắm giữ từ 99,53% lên 100% trong thời gian 18/8 -11/11.
Theo Luật Chứng khoán 2019, Công ty đại chúng phải có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ. Như vậy, khi Stada đã nắm giữ hơn 99,5% vốn Pymepharco đã vi phạm quy định này.
Trước đó, trong ĐHCĐ thường niên 2021, PME đã thông qua việc hủy đăng ký công ty đại chúng và rút khỏi việc niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE . Thời gian dự kiến trong năm 2021. Diễn biến này cho thấy, PME gần như đã có sự chuẩn bị sẵn cho việc để cổ đông ngoại mua chi phối 100% vốn và tiến tới huỷ niêm yết.
Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, PME ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 304 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và hoàn thành 66% kế hoạch cả năm.