Sắp chất vấn về đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00
Bô%3ḅ trưởng Bô%3ḅ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được chọn trả lời chất vấn trong phiên họp thứ 47 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào tuần sau.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong một phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong một phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 47 (tháng 8/2020) với hai nhóm vấn đề.

Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có ba nội dung được chọn để chất vấn.

Một là, quản lý, giám sát đầu tư công, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế và tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư công.

Hai là, việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Ba là, việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển; đẩy mạnh thu hút có chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài.

Đây đều là những vấn đề thời sự, xuất hiện dày đặc trong các phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội cũng như trong chỉ đạo của Chính phủ, của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời gian gần đây.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chính về nhóm vấn đề trên. Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Công an; Thanh tra Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội cũng gồm ba nội dung.

Một là việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Hai là, tình hình lao động, việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp trong thời gian tới.

Ba là, giải pháp hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn trong bối cảnh dịch bệnh và biến đổi khí hậu hiện nay.

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Phiên chất vấn sẽ diễn ra vào ngày 11/8/2020, tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 63 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Về cách thức, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo, có thể phát biểu về vấn đề chất vấn không quá 5 phút trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn. Mỗi lượt có 3 đến 5 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút; người bị chất vấn trả lời không quá 3 phút/1 nội dung chất vấn.

Trong quá trình chất vấn, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận đối với người trả lời chất vấn để làm rõ những vấn đề đã được trả lời nhưng chưa thỏa đáng; thời gian tranh luận không quá 2 phút. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết hoặc kết luận làm cơ sở để giám sát việc thực hiện.

Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam để cử tri theo dõi, giám sát.

Tin bài liên quan