Thử nghiệm hoạt động cho vay trực tuyến.

Thử nghiệm hoạt động cho vay trực tuyến.

“Sandbox” đối với lĩnh vực cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ: Tại sao không?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hoạt động cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ (Fintech) là công cụ đắc lực của chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Chị Thanh Hoa, nhân viên văn phòng một doanh nghiệp tư nhân về công nghệ có trụ sở tại Cầu Giấy cho biết, đại dịch khiến hoạt động của công ty khó khăn và thu nhập của nhân viên không ổn định. Dù đã tiết giảm chi tiêu tối đa nhưng chị vẫn không tránh được những khoản chi tiêu tối thiểu trong gia đình có thời điểm thiếu trước hụt sau.

“Khi thì cần 5 triệu, lúc thì cần 7 triệu, 10 triệu cho các khoản chi đột xuất trong gia đình. Số tiền không lớn và tôi cũng không thích nhờ vả người thân vì trong thời điểm này ai cũng gặp khó khăn. Do vậy, tôi chủ động tìm hiểu về các công ty tài chính tiêu dùng”, chị Thanh Hoa cho biết.

Quá trình tìm hiểu thông tin để vay, chị Thanh Hoa cho biết, tại các công ty tài chính tiêu dùng, hạn mức tối thiểu khoản vay ít nhất là 10 triệu, cao hơn so với những nhu cầu bất ngờ phát sinh của gia đình, chưa kể lãi suất cũng cao hơn dẫn đến áp lực trả nợ lớn. “Mình chỉ cần một khoản tiền nhỏ. Tâm lý mình muốn vay nhanh, thủ tục đơn giản, trực tuyến. Lãi suất phù hợp với khả năng của mình nên mình tìm hiểu về các công ty cung cấp giải pháp chính trực tuyến, có uy tín”, chị Thanh Hoa nói.

Lựa chọn hướng đi riêng, chính sách của ATM Online hướng vào phân khúc khách hàng có nhu cầu vay thấp với lãi suất cạnh tranh. Theo đó, khoản vay đăng ký tại ATM Online dao động từ 3 - 10 triệu đồng với thời hạn vay từ 3 - 6 tháng.

Quy trình nộp hồ sơ đơn giản, khách hàng chỉ cần CMND/CCCD, thông qua website của công ty, không cần gặp mặt nhân viên. Từ lúc tiến hành đăng ký vay đến lúc nhận tiền (thông qua hình thức chuyển vào tài khoản ngân hàng do khách hàng cung cấp) chỉ mất trung bình khoảng 15 phút, trong trường hợp khách hàng khai báo thông tin chính xác, có lịch sử tín dụng tốt.

Trong suốt thời gian vay, khách hàng sẽ được hỗ trợ tận tình bởi nhân viên chăm sóc khách hàng của ATM Online.

Lợi ích mang đến cho một nhóm khách hàng đã được minh chứng. Sau gần 5 năm hoạt động tại Việt Nam, ATM Online và đối tác đã cung cấp gần 600.000 khoản vay cho khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, một lãnh đạo cao cấp ATM Online cho biết, Công ty đang nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển. Cụ thể, hiện chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho lĩnh vực Fintech nên gặp nhiều khó khăn trong việc truy cập dữ liệu khách hàng, kêu gọi đầu tư hay hợp tác với doanh nghiệp lớn.

“Chúng tôi cần có cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với lĩnh vực cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ”, vị lãnh đạo ATM Online nói, đồng thời cũng gợi ý, các công ty Fintech muốn tham gia thử nghiệm phải là pháp nhân và được kiểm toán bởi các đơn vị uy tín. Đồng thời, các công ty Fintech phải có hệ thống CNTT được đầu tư và tự động hóa cao. Hệ thống này phải được báo cáo lên Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để đánh giá hiệu quả, cũng như hỗ trợ NHNN về việc xây dựng chính sách quản lý minh bạch, rõ ràng.

Ngoài ra, các công ty Fintech cần phải có quy trình (thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ, quản lý rủi ro) đạt chuẩn. “Ở ATM Online, chúng tôi minh bạch mọi thứ với khách hàng. Khách hàng có quyền truy cập vào tài khoản của mình trên hệ thống để theo dõi thông tin khoản vay, số tiền trả hàng tháng, thời gian thanh toán… để quản lý tốt kế hoạch tài chính”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.

Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng thiếu khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của các nhóm đối tượng thu nhập thấp trong xã hội là nguyên nhân quan trọng dẫn tới bất bình đẳng thu nhập và suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Để thị trường cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ tại Việt Nam theo kịp với sự phát triển của thị trường thế giới, cần phải hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng để tạo nền tảng cho các tổ chức cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ hoạt động, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Việt Nam rất quan tâm đến phát triển tài chính, tín dụng dân cư toàn diện để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của người dân, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp dễ bị tổn thương trong xã hội.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến những thành quả đạt được đang bị chững lại và thị trường chờ đợi những quyết sách mạnh mẽ hơn nhằm đảm bảo phát triển tài chính dân cư gắn với chính sách quốc gia về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội là một trụ cột của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững.

Tin bài liên quan