Theo ông Trương Hùng Long, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính), mặc dù thị trường tài chính Việt Nam năm 2007 có sự biến động nhất định, nhưng thị trường trái phiếu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng rất khả quan. "Quy mô thị trường trái phiếu đã tăng từ 11% GDP năm 2006 lên 13% GDP vào cuối năm 2007; đa số tổng công ty nhà nước lớn, tập đoàn kinh tế đã thấy tính ưu việt trong việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu nên đã tham gia tích cực vào thị trường này; số lượng tổ chức, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia thị trường đã tăng đáng kể. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (năm 2007, khối này tham gia mua 50% khối lượng trái phiếu được phát hành) là những nhân tố khẳng định sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam", ông Long nhận định và hy vọng, thị trường trái phiếu năm 2008 sẽ tiếp tục đà phát triển để đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Ông Long cho rằng, sự kỳ vọng vào thị trường trái phiếu sẽ cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế hoàn toàn trở thành hiện thực, bởi các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành hàng loạt giải pháp để phát triển thị trường; đặc biệt là việc Bộ Tài chính thực hiện việc phát hành trái phiếu theo lô lớn đã tạo tính thanh khoản cao cho thị trường. Một trong những hạn chế của thị trường trái phiếu chính phủ là lãi suất huy động. Về vấn đề này, ông Long cho biết, trong thời gian tới, việc tự do hóa lãi suất sẽ được thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển mạnh hơn nữa.
Sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam dưới góc nhìn của ông Henri Foch (Trưởng ban Thu nhập cố định khu vực châu Á của Ngân hàng BNP Paribas) là ngày càng có nhiều DN lớn hoạt động trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; từ đóng tàu, cơ sở hạ tầng, công nghiệp đến bất động sản, ngân hàng như Vinashin, Lilama, Techcombank… tham gia khá tích cực với tư cách là tổ chức phát hành. Mặc dù so với các nước trong khu vực, tỷ lệ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu/GDP của Việt Nam vẫn còn rất thấp, nhưng ông Henri Foch vẫn cho rằng, ngoài phát triển thị trường trong nước, Việt Nam cũng nên tham gia tích cực hơn vào thị trường vốn quốc tế để thỏa mãn nhu cầu vốn của mình và nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Sau đợt phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu quốc tế (cuối năm 2005), nhiều tổng công ty lớn bày tỏ tham vọng sẽ huy động vốn trên thị trường quốc tế, còn Bộ Tài chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Cụ thể, đầu tháng 6/2007, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có DN nào, kể cả những tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế trước đây khá sốt sắng trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế thực hiện. Theo ông Mark Adams (Ngân hàng BNP Paribas), sự "thận trọng" của DN Việt Nam là do nền kinh tế Hoa Kỳ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm thời rơi vào trầm lắng nên nhà đầu tư Hoa Kỳ khá dè dặt trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của DN thuộc quốc gia khác. "Điều quan trọng nhất lúc này là DN Việt
Ông Henri Foch dự đoán, mặc dù việc phát hành trái phiếu quốc tế tại thời điểm này không thuận lợi, song nhiều DN Việt
Trong khi đó, ông Brad Levitt (Trưởng ban Thị trường vốn toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered) cho rằng, trước khi có thể phát hành trái phiếu quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải phát triển thị trường trái phiếu trong nước, bởi khi thị trường trong nước phát triển, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tham gia mua trái phiếu do Chính phủ, DN hay chính quyền địa phương phát hành. "Thị trường trái phiếu Việt