Cụ thể, trong quý IV/2023, thu nhập lãi thuần của Sacombank đạt 5.633 tỷ đồng, giảm 6,8% so với cùng kỳ, đồng thời các khoản thu nhập ngoài lãi cũng giảm đến 40% so với quý cùng kỳ năm trước, chỉ mang về 1.075 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong quý này và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác của Sacombank cũng giảm lần lượt 33,9% và 67,5%, chỉ mang về 586 tỷ đồng và 201 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối ở mức hơn 296 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ.
Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của Sacombank trong quý cuối của năm 2023 giảm 14,4%, xuống 6.708 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí hoạt động quý này lại tăng 28,9%.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Sacombank đã giảm 36,4%, còn 3.299 tỷ đồng. Nhưng nhờ cắt giảm hơn 83% chi phí dự phòng rủi ro nên Sacombank vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.755 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 45,1% so với quý cùng kỳ năm trước đó.
Lũy kế cả năm 2023, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đi ngang, trong khi tổng chi phí tăng 18% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 12,7%. Nhưng cũng nhờ cắt giảm gần 59% chi phí dự phòng rủi ro nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này vẫn tăng hơn 51% đạt 9.595 tỷ đồng cả năm 2023, hoàn thành chỉ tiêu đưa ra.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 674.400 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 10,1%, lên hơn 482.700 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 12,3%, ở mức hơn 510,700 tỷ đồng. Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ trong quý IV/2023, lên 10.984 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 2,28%, trong khi cuối năm 2022 tỷ lệ nợ xấu của Sacombank được kiểm soát dưới 1%.
Tuy nhiên, trong năm 2023, Sacombank cũng đã quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu. Công tác thu hồi và xử lý nợ được quyết liệt thực hiện, ước gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ đồng. , theo ước tính của ngân hàng gần 7.000 tỷ nợ xấu và tài sản tồn đọng đã được xử lý thành công trong năm,nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính Sacombank đưa ra, số chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (chủ yếu là trái phiếu VAMC) đã giảm từ 21.514 tỷ đồng về 16.433 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III và giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Sacombank đã trích lập được 14.603 tỷ đồng dự phòng cho số còn lại này.
Các tỷ lệ an toàn hoạt động và chỉ số tài chính được cân bằng giữa mục tiêu an toàn và hiệu quả: Tỷ lệ CAR ước đạt 9,45%, tỷ lệ LDR ước đạt 83%, tỷ lệ NIM ước đạt 3,88%, các chỉ số ROA, ROE lần lượt ước đạt 1,21% và 18,03%, tăng 0,3 và 4,2%. Sacombank đã trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ tài sản tồn đọng còn lại chưa xử lý, qua đó ngân hàng cho hay, tiệm cận hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Đề án.