Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà tại nhà máy Bia Sài Gòn Quảng Ngãi được lắp đặt từ giai đoạn 1.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà tại nhà máy Bia Sài Gòn Quảng Ngãi được lắp đặt từ giai đoạn 1.

Sabeco (SAB): Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong những năm trở lại đây, Sabeco đang đẩy mạnh việc đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà nhằm mục đích tiết giảm chi phí, đồng thời giảm lượng khí thải CO2 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Công ty vào năm 2050.

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trải qua 148 năm hình thành và phát triển trong ngành sản xuất đồ uống, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) đã xác lập vị thế là một trong các tập đoàn hàng đầu Việt Nam với hệ thống bao gồm 26 nhà máy, 11 công ty thương mại thành viên và mạng lưới hàng trăm ngàn điểm bán trải dài khắp cả nước.

Sabeco mang đến một danh mục các thương hiệu bia được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích như Bia Lạc Việt, Bia Saigon Chill, Bia 333, Bia Saigon Special, Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager và Bia Saigon Gold.

Không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Sabeco còn liên tục tung ra các mẫu mã và bao bì mới, cũng như làm mới các dòng sản phẩm truyền thống. Đặc biệt, từ năm 2020 tới nay, Sabeco quan tâm tới việc tăng trưởng bền vững, cũng như tiết giảm chi phí và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Công ty vào năm 2050.

Trong đó, giai đoạn 1 (từ năm 2020), Sabeco đã đầu tư hơn 107 tỷ đồng cho hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà với công suất tối đa 9 MWp tại các nhà máy Củ Chi, Đắk Lắk, Phú Yên, Quy Nhơn, Sông Lam, Khánh Hòa, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bến Tre. Sự thành công của giai đoạn 1 là yếu tố quyết định cho việc nhân rộng dự án ở giai đoạn 2 với thêm 9 nhà máy bia được đầu tư.

Ngày 15/5/2023, Sabeco đã ký kết Biên bản ghi nhớ cùng Tập đoàn năng lượng Singapore SP Group (SP), để triển khai giai đoạn 2 của Dự án điện mặt trời mái nhà tại 9 nhà máy bia tại Củ Chi (mở rộng), Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Hà Nội, Tây Đô, Vĩnh Long, Nguyễn Chí Thanh, Bạc Liêu và Quảng Ngãi với công suất cao nhất lên đến 10,44 MWp.

Dự án giai đoạn 2 dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối quý III/2023, nâng tổng số nhà máy trong hệ thống Sabeco sử dụng nguồn năng lượng mặt trời lên 17 nhà máy, tính đến cuối năm 2023. Toàn bộ hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại 17 nhà máy bia được ước tính sẽ đáp ứng gần 23% lượng điện tiêu thụ tại các nhà máy, giúp tiết kiệm 25 triệu kWh điện, tương đương 18.000 tấn CO2 được cắt giảm mỗi năm. Dự án sẽ đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Công ty vào năm 2050.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vừa qua, Sabeco đã công bố kết hợp các sáng kiến về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nhằm giúp tất cả các bên liên quan hiểu rõ để cùng hành động.

"Sabeco luôn hướng đến những sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm củng cố thế mạnh Công ty và đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.", Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco.

"Sabeco luôn hướng đến những sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm củng cố thế mạnh Công ty và đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.", Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco.

Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco chia sẻ: “Sabeco luôn hướng đến những sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm củng cố thế mạnh Công ty và đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã triển khai các sáng kiến về ESG khác nhau thông qua 4 trụ cột phát triển bền vững bao gồm Tiêu thụ, Bảo tồn, Văn hóa và Đất nước. Chúng tôi cũng tiến hành trao giải thưởng nhà máy quản lý, sản xuất bia xuất sắc nhất nhằm khuyến khích các nhà máy luôn gắn chặt tư duy phát triển bền vững trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh cho phù hợp với tầm nhìn của Sabeco, cũng như cam kết của Tổng công ty nhằm hỗ trợ Các mục tiêu Quốc gia về Tăng trưởng Xanh trong giai đoạn 2021-2030”.

Đối với hoạt động bán hàng và nhận diện thương hiệu, Sabeco đã đầu tư nhiều, nhưng sẽ đầu tư thêm. Đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí marketing là chi phí, nhưng đối với Sabeco, đây là khoản đầu tư mang lại giá trị ngắn hạn, trung và dài hạn. Sabeco tin rằng, những khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận ngắn hạn và lớn hơn trong dài hạn.

Trong đó, khi Sabeco có nhãn hàng đủ mạnh sẽ không cần đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, mà người tiêu dùng sẽ tự tìm đến sản phẩm. Đồng thời, các đơn vị phân phối tự tìm đến Công ty và các nhân viên bán hàng cũng cảm nhận được thêm động lực và tự tin khi bán sản phẩm.

Nhờ vào các giải pháp đồng bộ vừa đảm bảo tăng trưởng dài hạn, vừa tiết giảm chi phí và đồng thời tăng sự hiện diện của thương hiệu tới người tiêu dùng, năm 2022 là năm tương đối thành công của Sabeco. Cụ thể, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 34.979,08 tỷ đồng, tăng 32,6%; lợi nhuận sau thuế đạt 5.499,8 tỷ đồng, tăng 40% so với thực hiện trong năm 2021. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 28,8% lên 30,8%. Đây là mức lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử của Sabeco, bất chấp tác động từ việc các chi phí đầu vào tăng cao.

Bắt đầu bước vào giai đoạn “Mở khoá” từ năm 2022

Chia sẻ về thành công năm 2022, cũng như chiến lược kinh doanh, ông Neo Gim Siong Bennett cho biết, năm 2022 vừa qua đánh giá một cột mốc quan trọng đối với Sabeco khi Công ty chuyển sang giai đoạn 2 của hành trình chuyển đổi doanh nghiệp với 6 trụ cột chiến lược là Bán hàng, Thương hiệu, Marketing, Sản xuất, Chuỗi cung ứng, Con người và Mở khóa, nhằm đáp ứng các mục tiêu khác nhau và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nền tảng Sabeco 4.0 cùng quản trị tốt.

SABECO và SP Group ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm triển khai giai đoạn 2 dự án Điện mặt trời mái nhà tại 9 nhà máy bia của SABECO.

SABECO và SP Group ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm triển khai giai đoạn 2 dự án Điện mặt trời mái nhà tại 9 nhà máy bia của SABECO.

Cũng trong năm 2022, Sabeco đã bắt đầu thực hiện nhiều sáng kiến đầu tư chiến lược mang tính trung và dài hạn khác nhau để “Mở khóa” và tối đa hóa giá trị, cũng như tiềm năng tài sản, quy trình và cấu trúc của Tổng công ty.

Trong năm 2023, Sabeco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 40.272 tỷ đồng, tăng 15,1%; lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.775 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện trong năm 2022.

Bên cạnh đó, Sabeco nhận định xu hướng tiêu thụ các dòng bia cận cao cấp sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch sang các phân khúc thấp hơn của người tiêu dùng do thu nhập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu năm 2023.

Mặc dù vậy, năm 2023 đánh dấu các cơ hội “vàng” cho ngành bia Việt Nam khi cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh, tiềm năng lớn của phân khúc “bia không cồn” và tiềm năng về thị trường xuất khẩu.

Về định hướng kinh doanh trong năm 2023, Sabeco sẽ tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường, bao gồm xây dựng chiến lược thương hiệu, sản phẩm, phân phối, tiêu thụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng, song song với việc cấu trúc toàn diện hệ thống phân phối theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng hiệu quả, hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm soát theo kênh và phân khúc sản phẩm.

Ngoài ra, Tổng công ty sẽ tiếp tục giữ vững thị trường trong nước, vươn tầm thị trường quốc tế, đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm mới; áp dụng số hoá 4.0 trong công tác quản trị và kinh doanh cho toàn bộ hệ thống Sabeco.

Bên cạnh đó, tập trung cải cách để tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí hoạt động, nhằm tăng năng suất; tập trung phát triển kênh thương mại hiện đại, kênh bán hàng trực tuyến, cũng như kênh tiêu thụ mang đi và tại chỗ theo xu hướng toàn cầu; xây dựng hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cải thiện việc cung cấp điện theo hướng tiết kiệm chi phí và mang tính hiệu quả cao.

Tin bài liên quan