Giậm chân tại chỗ
Trong tài liệu dày 108 trang gửi NĐT trước kỳ ĐHCĐ 2013, Sabeco đã đề cập đến nhiều nội dung, gồm đánh giá tình hình kinh doanh năm 2012 và kế hoạch năm 2013; tổng kết hoạt động nhiệm kỳ I (2008 - 2013), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II (2013 - 2018)của HĐQT Sabeco; báo cáo của Ban kiểm soát, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012; tờ trình phân phối lợi nhuận; tờ trình bầu lại thành viên HĐQT, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty… Tuy nhiên, như mọi năm, lộ trình thoái vốn của cổ đông nhà nước, tìm đối tác chiến lược vẫn không được Sabeco nhắc đến. Trong khi đây mới chính là nội dung được NĐT và thị trường quan tâm nhất.
Có nhiều lý do để thị trường chờ đợi thông tin này. Thứ nhất, Sabeco hoạt động trong ngành nghề hấp dẫn, lại là công ty đầu ngành với trên 40% thị phần tiêu thụ bia toàn quốc. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Sabeco đang bỏ xa 2 đối thủ chính là Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam VBL và Tổng CTCP Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco). Vì thế, không chỉ các NĐT tài chính mà những hãng bia lớn trên thế giới gồm Tập đoàn Heineken (Hà Lan), Asahi (Nhật Bản) và SAB Miller (Mỹ) đều quan tâm tới việc mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco.
Sabeco vẫn là DN đầu ngành, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể
Tuy nhiên, qua hơn 5 năm sau cổ phần hóa (2008), cơ cấu cổ đông ở Sabeco vẫn không thay đổi. Theo tài liệu gửi cổ đông thì Bộ Công thương vẫn là cổ đông lớn nhất, nắm 89,59% vốn. Các tổ chức như Công ty TNHH Able Win Gain -
Trên thực tế, để nắm được tỷ lệ này, Able Win Gain và Asia Pacific Breweries đã phải “nhanh chân lẹ tay”, mua gián tiếp ngay từ thời điểm Sabeco chào bán cổ phần (năm 2008). Sau thời điểm này, việc chen chân vào Sabeco của các tổ chức gần như là không thể.
Trong khi đó, theo thông tin công bố tại thời điểm IPO của Sabeco cách đây 5 năm, Bộ Công thương sẽ thoái bớt vốn khỏi Sabeco, chỉ nắm khoảng 51% vốn. Thậm chí, tại ĐHCĐ thường niên 2009 của Sabeco, Chủ tịch HĐQT Sabeco còn tuyên bố, Tổng công ty hoàn toàn có thể niêm yết vào cuối năm 2009. Cùng với tuyên bố trên, giá cổ phiếu Sabeco trên thị trường OTC tăng mạnh từ 37.000 đồng/CP lên 54.000 đồng/CP. Nhưng thực tế, câu chuyện thoái vốn nhà nước tại DN này cho đến nay vẫn chưa có gì mới.
Sabeco vì sao chưa chọn đối tác?
Kế hoạch bán 20% cổ phần của Sabeco cho đối tác chiến lược, sau đó niêm yết và bán tiếp 20% vốn qua sàn, đã được phê duyệt, nhưng vì sao vẫn chưa thực hiện được? Nguyên nhân được đưa ra là Sabeco chỉ được niêm yết khi đã chọn được đối tác chiến lược nước ngoài (theo Quyết định 6335/QĐ-BCT và Quy chế bán cổ phần nhà nước tại Sabeco cho NĐT chiến lược). Hiện Sabeco vẫn chưa chọn ai, dù các tên tuổi trong làng bia thế giới, như Heineken, AB InBev, SAB Miller, Asahi… đang xếp hàng, xin đăng ký trở thành cổ đông chiến lược.
Theo đại diện một quỹ đầu tư quốc tế, sự lần chần kéo dài này dễ khiến nhiều NĐT nản lòng và Sebeco có thể bỏ lỡ những cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức tiềm năng. Bởi ngoài Việt Nam, các công ty bia rượu khác như Kirin, Sapporo và Asahi cũng đang tích cực đẩy mạnh hoạt động và đầu tư tại Thái Lan, Indonesia…
Thực tế, dù vẫn duy trì vị trí dẫn đầu và tăng trưởng, nhưng hoạt động kinh doanh ở Sabeco đã có dấu hiệu chững lại. Trong năm 2011, tăng trưởng doanh thu của Sabeco tại các thành phố lớn đã tụt xuống thấp hơn mức chung của ngành (chỉ là 8% so với 9,5%). Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2011 của Sabeco chỉ đạt 8%. Sang năm 2012, theo các tài liệu công bố, đến tháng 9/2012, sản lượng tiêu thụ của Sabeco chỉ mới đạt 70% kế hoạch năm. Sabeco đã phải điều chỉnh giảm nhẹ các chỉ tiêu kinh doanh của mình. Theo BCTC, dù lợi nhuận cả năm 2012 vượt kế hoạch đề ra, nhưng Sabeco chỉ đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 18,8%, trong khi con số này ở Habeco là 25,4%.
Với cơ chế quản trị của một DN có vốn nhà nước chiếm đa số, sự minh bạch trong hoạt động công bố thông tin của Sebeco còn hạn chế. Đơn cử, tại ĐHCĐ năm 2011, nhiều cổ đông đã chất vấn việc trì hoãn công bố báo cáo tài chính đầy đủ đã được kiểm toán. Tuy nhiên, HĐQT Sabeco thời điểm đó cho rằng, công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán sẽ không có lợi và việc này cần phải được cân nhắc.
Đành rằng, các bước đi ở Sabeco đều phải suy xét kỹ và còn chờ Bộ Công thương - đơn vị sở hữu vốn nhà nước chỉ đạo thêm, nhưng theo các chuyên gia, Ban lãnh đạo ở Sabeco cần tìm cách đẩy nhanh quá trình thoái vốn của cổ đông nhà nước. Có như vậy, DN bia rượu số 1 tại Việt