Ông Võ Quốc Khánh, Phó tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam chia sẻ tại hội thảo Báo Đầu tư tổ chức ngày 4/12. Ảnh Dũng Minh

Ông Võ Quốc Khánh, Phó tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam chia sẻ tại hội thảo Báo Đầu tư tổ chức ngày 4/12. Ảnh Dũng Minh

Room tín dụng xanh ở Việt Nam còn lớn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tỷ lệ tín dụng xanh/tổng dư nợ nền kinh tế chưa đến 5%, room tín dụng xanh của Việt Nam còn rất lớn và trong thời gian tới sẽ tăng. Đó là chia sẻ của ông Võ Quốc Khánh, Phó tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam tại hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh” do Báo Đầu tư phối hợp với Agribank tổ chức ngày 4/12.

Cung- Cầu tín dụng xanh

Chia sẻ nhận định về cung- cầu nguồn vốn tín dụng xanh, ông Võ Quốc Khánh, Phó Tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam cho rằng trong phạm vi hệ thống tài chính Việt Nam, nhu cầu cầu tín dụng xanh rất lớn. Hiện tại con số, tỷ lệ tín dụng xanh/tổng dư nợ nền kinh tế chưa đến 5%. Các ngân hàng mới bắt đầu câu chuyện tín dụng xanh trong 5 năm gần đây. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng xanh trong nhiều năm gần đây tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân ngành tín dụng cho thấy tỷ lệ tín dụng xanh/tổng dư nợ sẽ còn lớn hơn nữa.

Nhìn sang quốc tế, ông Khánh cho hay, tỷ lệ tín dụng xanh/hệ thống ngân hàng của các ngân hàng liên minh châu Âu gần 8%. Room tín dụng xanh của Việt Nam còn rất lớn trong thời gian tới. Đó câu chuyện xét về quy mô.

Câu chuyện thứ hai xét về cơ cấu. Tín dụng xanh chủ yếu ở năng lượng tái tạo, nông nghiệp. Còn nhiều lĩnh vực khác trong ngành kinh tế như giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, bất động sản… có nhu cầu chuyển đổi xanh lớn. Hay cả lĩnh vực xử lý chất thải cũng có nhu cầu chuyển đổi xanh rất lớn. Hiện chúng ta mới tập trung đến tài chính xanh mà chưa đề cập đến các đơn vị có nhu cầu chuyển đổi để xanh, đạt mục tiêu net zero, làm thế nào để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn là nhu cầu thực tế của nhiều doanh nghiệp. Bản thân những doanh nghiệp xanh như năng lượng tái tạo tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng không hề dễ dàng, đó là nguồn vốn dài hạn, khả năng các ngân hàng cho vay cũng hạn chế.

“Giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng tín dụng xanh rất lớn. Room tín dụng xanh không chỉ là câu chuyện của ngân hàng mà đòi hỏi nỗ lực chung của các tổ chức, doanh nghiệp, sự chủ động của doanh nghiệp cũng như vai trò dẫn dắt, luật lệ của cơ quan quản lý”, ông Khánh nhấn mạnh.

Ông Võ Quốc Khánh, Phó Tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam cho rằng trong phạm vi hệ thống tài chính Việt Nam, nhu cầu cầu tín dụng xanh rất lớn. Ảnh Dũng Minh.

Ông Võ Quốc Khánh, Phó Tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam cho rằng trong phạm vi hệ thống tài chính Việt Nam, nhu cầu cầu tín dụng xanh rất lớn. Ảnh Dũng Minh.

Trước câu hỏi các nguồn tạo ra cho tín dụng xanh hiện nay ra sao, ông Võ Quốc Khánh cho rằng, nguồn vốn tín dụng xanh từ các tổ chức tín dụng, tổ chức đầu tư bao gồm cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tín dụng xanh từ tổ chức tín dụng, tổ chức đầu tư. Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Các cơ quan ban ngành của Việt Nam đã có hoạt động tích cực tại các diễn đàn quốc tế để thu hút nguồn vốn quốc tế. Xu hướng quốc tế đang tập trung cho các nước đang phát triển, bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các tổ chức đa phương, các quỹ đầu tư họ cũng sẽ đưa tiêu chuẩn xanh vào trong hoạt động đầu tư của họ. Đối với thị trường chứng khoán nước ngoài họ rất quan tâm đến phát triển xanh, đầu tư theo định hướng xanh trong thời gian tới. “Chúng ta có đủ khả năng thu hút nguồn vốn của họ”, ông Khánh nhấn mạnh.

Làm sao biến nguồn đó để biến thành tín dụng xanh? Về vấn đề này, ông Khánh cho rằng, mặc dù tiềm năng thu hút nguồn vốn xanh lớn nhưng khả năng thu hút không hề đơn giản vì phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác. Các nhà quốc tế vào, sẽ gặp phải vấn đề đặt ra như các tiêu chuẩn, quy định có đầy đủ không? Các cơ hội đầu tư trên thị trường là gì? Bản thân doanh nghiệp đã xanh hay chưa, họ có minh bạch hay không? Các thông tin thực sự doanh nghiệp đó đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế hay không? Doanh nghiệp phải đưa ra các luật lệ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đây là Bài toán không hề nhỏ cần sự chung tay hợp lực của nhiều thành phần kinh tế.

Việt Nam chưa có tiêu chí thống nhất, danh mục cho vay. Đây không phải là vấn đề duy nhất của Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển cũng như vậy. Ở góc độ toàn cầu chưa có quy chuẩn thống nhất.

“Chúng ta đang cố gắng thống nhất tiêu chuẩn xanh, chúng ta cần đưa ra khung xanh càng sớm càng tốt, chưa cần phải hoàn chỉnh mà sẽ có sự cập nhật, thay đổi. Nếu chưa có tiêu chuẩn chung, ngành ngân hàng sẽ khó khăn. Chúng ta không phải chờ đợi vì tham khảo quá nhiều”, ông Võ Quốc Khánh cho hay.

Chuyển đổi xanh, vấn đề sống còn để giữ chân khách

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Thagaco nhấn mạnh: “Nhìn thấy rõ tầm quan trọng của xanh hóa, việc xây dựng nhà máy xanh, nhà máy thông mình là việc sống còn của doanh nghiệp”.

Theo ông Quân, Việt Nam đang mong muốn là trung tâm sản xuất của khu vực, thúc đẩy xuất khẩu trong khi xuất khẩu phải tìm kiếm đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Tại các thị trường này người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề môi trường, bền vững. Ngay trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) cũng có nhiều nội dung tích hợp các vấn đề về môi trường trong quy định nhập khẩu hàng hóa.

Tại các diễn đàn về dệt may, chủ đề chuyển đổi xanh cũng đề cập. Hiện nay, các nhãn hàng trên thế giới đang chạy đua trở thành nhãn hàng xanh, họ cũng mong muốn các nhà cung ứng trở nên xanh hóa. Chủ tịch Thagaco cho rằng, việc xanh hóa năm 2023 chưa tác động nhiều nhưng nó sẽ trở thành điều kiện tiên quyết để các nhãn hàng đặt hàng tại một nước sản xuất.

“Hiện tại, chúng tôi rất quan tâm đến các chính sách của Nhà nước cũng như các gói tín dụng của các ngân hàng dành cho tín dụng xanh. Những năm vừa qua chúng tôi đã xây dựng nhà máy thông thông minh đạt chứng chỉ LEED của Hiệp hội công trình Hoa Kỳ. Xanh hóa không chỉ là đạt chứng chỉ xanh mà còn là nơi giữ chân khách hàng và tăng cường năng lực khả năng cạnh tranh”, ông Nguyễn Văn Quân chia sẻ.

Thagaco đã xây dựng nhà máy xanh, nhà máy thông minh. Lãnh đạo công ty cho biết, đây là việc sống còn của doanh nghiệp bởi nếu không xây dựng nhà máy xanh, không đạt chứng chỉ xanh trong 2-3 năm tới công ty sẽ mất khách hàng lớn và không tiếp cận được các khách hàng lớn khác.

“Việc xây dựng nhà máy xanh là bắt buộc”, ông Nguyễn Văn Quân nhấn mạnh.

Chủ tịch Thagaco phân tích xây dựng nhà máy xanh chi phí tăng 20-30% so với nhà máy bình thường. Việc hỗ trợ của ngân hàng với tín dụng xanh sẽ được ưu đãi hơn đối với khoản vay thông thường.

Tin bài liên quan