Các biện pháp kích thích tài khóa ồ ạt nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế và việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế đại dịch đã tạo ra nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong quý II, các công ty đã đối mặt với nguồn cung gián đoạn và hàng tồn kho giảm đã dẫn đến các công ty tăng giá để bù đắp chi phí đầu vào tăng.
Theo phân tích của Reuters về dữ liệu Refinitiv, điều này đã giúp tăng lợi nhuận ròng của 2.542 công ty toàn cầu có vốn hóa thị trường ít nhất 1 tỷ USD lên mức kỷ lục 734 tỷ USD trong quý II.
Tuy nhiên, Reuters ước tính lợi nhuận ròng của các công ty này sẽ giảm trung bình 8% trong quý III.
Tăng trưởng sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 7 do ảnh hưởng từ đợt bùng phát Covid-19 mới và lũ lụt làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, trong khi tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại trong tháng 8 và cũng là tháng thứ 3 liên tiếp có sự chậm lại.
Ngoài ra, tình trạng thiếu chip bán dẫn kéo dài nhiều tháng khiến các nhà sản xuất ô tô phải cắt giảm sản lượng và các nhà sản xuất điện thoại thông minh phải tiết kiệm chip để sử dụng cho các mẫu xe phổ thông đang trở thành một cuộc khủng hoảng mới khi số ca nhiễm Covid-18 gia tăng ở các nước châu Á, vốn là chìa khóa của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Brian Jacobson, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Wells Fargo Asset Management cho biết: “Các vấn đề về chuỗi cung ứng, vấn đề lao động và tăng giá đầu vào đều có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quý III”.
Toyota Motor tuần trước cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng toàn cầu trong tháng 9 xuống 40% so với kế hoạch trước đó. Tháng trước, Apple đã dự đoán rằng tăng trưởng sẽ chậm lại trong quý III.
Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy lợi nhuận tại các công ty Mỹ ước tính giảm 7,2% trong quý III sau khi tăng 12,4% trong quý II.
James Solloway, Chiến lược gia thị trường tại SEI cho biết đồng USD mạnh có thể gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu của Mỹ và lãi suất giảm hơn nữa có thể ăn mòn lợi nhuận tại các ngân hàng.
Dữ liệu cũng cho thấy lợi nhuận của các công ty châu Âu và châu Á lần lượt giảm 10,3% và 9,6% trong quý III so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể hơn, các lĩnh vực bất động sản, tài chính và tiêu dùng xa xỉ trong quý III dự kiến sẽ có mức giảm lợi nhuận lần lượt là 22,2%, 18,8% và 16,2%.
Daniel Morris, Giám đốc chiến lược thị trường tại BNP Paribas Asset Management cho biết, các nút thắt trong chuỗi cung ứng đã dẫn đến thiếu nguồn cung đầu vào hoặc tăng giá.
“Trong một số trường hợp, các công ty có thể chuyển chi phí cao hơn về phía khách hàng, nhưng nếu họ không thể làm điều đó thì tỷ suất lợi nhuận sẽ bị bào mòn”, ông cho biết.