Rắn hổ mang chúa thể hiện bản năng sát thủ hàng đầu khi đi săn thằn lằn

Rắn hổ mang chúa thể hiện bản năng sát thủ hàng đầu khi đi săn thằn lằn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Rắn hổ mang chúa là một trong những sát thủ săn mồi nguy hiểm và đáng sợ nhất trong tự nhiên.

Trong chuyến đi du lịch đến khu bảo tồn động vật Sabi Sand, Nam Phi, doanh nhân Jors Dannhauser, 56 tuổi cùng gia đình đã may mắn được chiêm ngưỡng màn săn mồi đến từ một trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất trên thế giới.

Buổi tối hôm đó, anh Dannhauser đang trên đường trở về khách sạn để nghỉ ngơi sau một ngày dài rong ruổi trên các cung đường của sa mạc thì bất ngờ bắt gặp một điều kỳ lạ.

Nhìn kỹ, Dannhauser mới giật mình phát hiện ra một con rắn hổ mang chúa đang bò ở trên đường, bên cạnh nó là một con thằn lằn.

Biết là sẽ kịch hay, anh doanh nhân ngay lập tức lấy camera để quay lại những thước phim đẹp nhất.

Rắn hổ mang chúa là loại rắn độc có kích thước lớn nhất, có tên khoa học "Ophiophagus hannah" mang ý nghĩa "loài chuyên ăn thịt rắn" theo tiếng Hy Lạp.

Không phải ngẫu nhiên chúng có có tên gọi như vậy, bởi thực tế món ăn yêu thích của rắn hổ mang chúa chính là đồng loại của nó.

Rắn hổ mang chúa không chỉ là vua của các loài rắn mà còn là nỗi khiếp sợ của các loài bò sát, trong đó có cả thằn lằn.

Clip nguồn: LatestSightings.

Giống như trong đoạn clip, con rắn không vội vàng tấn công mà dành thời gian để quan sát hành vi của con mồi. Không biết có phải do bị áp lực bởi kẻ đi săn hay không, hay đã bị cắn và nhiễm độc mà con thằn lằn không hề có biểu hiện của việc sẽ chạy trốn hay đánh trả, nó chỉ đứng yên chịu trận.

Sau khi cảm thấy đã yên tâm, con rắn hổ mang chúa quyết định hành động. Nó lao đến, cuộn cả thân hình của mình vòng quanh con thằn lằn rồi sau đó dùng hết sức lực ngoạm chặt vào người con mồi.

Áp sát con mồi.
Áp sát con mồi.

Thằn lằn vốn có lớp da dày miễn độc, tuy nhiên, đứng trước rắn hổ mang chúa, lớp khiên ấy trở nên vô dụng.

Vết cắn kịch độc của hổ mang chúa găm vào thân con mồi khiến mọi sự chống cự dần trở nên yếu ớt.

Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin gồm các độc tố thần kinh, cytotoxin và một vài hợp chất khác. Những chất này có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào. Rắn hổ mang chúa có khả năng tiêm một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500 mg vào nạn nhân trong một vết cắn. Nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, sau đó là suy hô hấp và tim ngừng đập và tử vong.

Sử dụng tuyệt chiêu cuộn chặt con mồi rồi sau đó nuốt chửng.
Sử dụng tuyệt chiêu cuộn chặt con mồi rồi sau đó nuốt chửng.

Cuối cùng, con rắn chỉ cần hoàn thành nốt công việc đơn giản mà cũng không kém phần kinh dị - nuốt chửng con mồi ngay trước mắt người xem.

Khác với các loài động vật ăn thịt, rắn không có xương hàm, chúng chỉ có 2 chiếc răng nanh tiết độ. Rắn ăn thịt bằng cách nuốt chửng con mồi bởi hàm của rắn có thể mở rộng 180 độ một cách linh hoạt.

Rắn hổ mang có thể nuốt chửng một con trăn to ngang ngửa, hay cả con chim lớn gấp 10 lần đầu nó.

Tin bài liên quan