Nhiều thuận lợi
Theo nhận định của một số chuyên gia, những thuận lợi từ đợt phát hành 500 triệu USD trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế hồi tháng 10/2005 vẫn tiếp tục được khẳng định. Đặc biệt, thời gian gần đây, các tổ chức uy tín trên thế giới lần lượt có những đánh giá, xếp hạng quan trọng liên quan đến hạng mức tín nhiệm và chỉ số cạnh tranh của Việt
Trong đợt đầu tiên (10/2005), sau 15 năm chuẩn bị, Chính phủ đã phát hành thành công trái phiếu quốc tế trị giá 750 triệu USD, thời hạn 10 năm với lãi suất 7,125%/năm. Nguồn vốn huy động được tập trung vào các dự án của Vinashin.
Trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế sắp tới, nguồn vốn huy động dự kiến là 1 tỷ USD, thời hạn trái phiếu từ 15 đến 20 năm. Số vốn huy động dự kiến sẽ phân bổ cho dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất 700 triệu USD, dự án Thủy điện Xê-ca-mản 3 (Sekaman 3, tại Lào) là 60 triệu USD và dự án mua tàu vận tải của Vinalines 240 triệu USD. |
Theo ông Nguyễn Thành Đô, Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), kế hoạch phát hành lần này có một thuận lợi lớn là kinh nghiệm của đợt phát hành đầu tiên vào tháng 10/2005. “Đây là đợt phát hành lần thứ hai nên số liệu chỉ cần cập nhật chứ không phải làm lại từ đầu, tiếp đến là vừa qua, hệ số tín nhiệm của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế nâng lên. Đương nhiên những điều này sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu, bởi uy tín cao thì lãi suất sẽ giảm”, ông Đô nói. Đợt phát hành này cũng được bảo lãnh bởi những tổ chức uy tín như Citibank, Deutsche Bank. Vấn đề còn lại là lãi suất huy động sẽ ở mức nào, bởi đây là một mấu chốt thành công của đợt phát hành.
Bao giờ doanh nghiệp ra khơi?
Một chuyên gia từng dùng đến hình ảnh thị trường vốn Việt
Chính phủ cũng có cùng quan điểm đó. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng, Chính phủ nên khuyến khích những doanh nghiệp có dự án tốt, có khả năng chủ động tiếp cận thị trường vốn quốc tế và đây phải là hướng đi của tương lai. Theo đó, sau đợt phát hành này, vai trò của Chính phủ trong đợt hai, đợt ba… có thể chỉ ở mức hỗ trợ với những kinh nghiệm sau hai lần mở đường. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp lớn trong nước cũng đã lên tiếng đi theo hướng này. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể, doanh nghiệp cụ thể vẫn chưa được xác định.
Về khả năng, theo nhận định của ông Nguyễn Thành Đô, những ứng viên nổi bật hiện nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT). Trong số này, Vinashin là doanh nghiệp trực tiếp theo sát đợt phát hành đầu tiên hồi tháng 10/2005, có những kinh nghiệm nhất định; PetroVietnam đã nghiên cứu và mời cả tư vấn nước ngoài nhưng chưa vạch được kế hoạch cụ thể; EVN cũng từng tính đến hướng đi này… nhưng hiện chưa có bộ hồ sơ nào gửi về Bộ Tài chính.
Ông Đô lý giải: “Thực ra, để doanh nghiệp có thể phát hành cũng không đơn giản. Bởi khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế đòi hỏi phải có tính minh bạch cao, nhiều khâu chuẩn bị, nhưng doanh nghiệp hiện nay, tính minh bạch vẫn còn kém, chưa được kiểm toán quốc tế, chưa được đánh giá hệ số tín nhiệm…”. Có ý kiến cho rằng, cũng giống như niêm yết ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố thực hiện, nhưng có thể để tạo ấn tượng mạnh về thương hiệu trước mắt, còn thực tế cần có một thời gian dài, ít nhất phải 1 - 2 năm nữa. Và chi phí cũng là một bài toán mà doanh nghiệp cân nhắc.