Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân ở Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk). (Ảnh: TTXVN).
Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 17h ngày 25/10, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 8.788,3 tỷ đồng đã bao gồm ngoại tệ quy đổi; trong đó, có 47,7 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.
Ban quản lý Quỹ cho biết, đã có 560.949 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào quỹ.
Tính đến thời điểm hiện nay, Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã chi từ Quỹ 7.063 tỷ đồng. Trong số đó, chi mua vaccine 7.054,2 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine 8,8 tỷ đồng nên dư cuối ngày 1.725,3 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, với 14.500 tỷ đồng ngân sách trung ương bố trí cùng nguồn lực ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 của người dân, doanh nghiệp, Bộ cam kết sử dụng đúng mục đích đến từng đồng.
Bên cạnh việc tiếp nhận ủng hộ tới Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính đã nhanh chóng ban hành Thông tư số 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính quỹ, bảo đảm công khai minh bạch, hiệu quả.
Để quản lý chặt chẽ, hiệu quả số tiền ủng hộ, số dư tiền chuyển vào quỹ ở các ngân hàng thương mại đến cuối ngày được chuyển hết về Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và chuyển tiếp ngay về Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã mở 22 tài khoản tiếp nhận cho 3 loại tiền VND, USD, EUR tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước và 7 ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, HDBank, MB, Agribank và TPBank.
Toàn bộ số tiền ủng hộ, số dư tiền chuyển vào quỹ ở các ngân hàng thương mại đến cuối ngày được chuyển hết về Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và chuyển tiếp ngay về Ngân hàng Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính để tiêm được cho 75 triệu dân, nguồn lực cần khoảng 25.200 tỷ đồng; trong đó, ngân sách đã chuẩn bị được hơn 14.000 tỷ đồng và cần thêm khoảng 11.000 tỷ đồng.