Thị trường khách sạn Hà Nội vừa trải qua một quý trầm lắng. Ảnh: Bình Minh.

Thị trường khách sạn Hà Nội vừa trải qua một quý trầm lắng. Ảnh: Bình Minh.

Quý III/2024: Thị trường khách sạn Hà Nội kém sôi động, giá thuê giảm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Savills, Hà Nội vừa trải qua một quý mà thị trường khách sạn kém sôi động.

Về nguồn cung, Savill cho hay, với 67 dự án khách sạn, cung cấp 11.120 phòng, nguồn cung ổn định theo quý.

Nguồn cung khách sạn 5 sao tăng 8% theo năm, trong khi đó nguồn cung khách sạn 4 sao giảm 7% theo năm, do dự án Movenpick Living West thay đổi thương hiệu từ Eastin Hotel & Residences, được chuyển từ 4 sao lên 5 sao. Nguồn cung khách sạn 3 sao giảm 5% theo năm do khách sạn A25 ASEAN và Minh Cường không còn được xếp hạng.

Trong quý, công suất thuê đạt 67%, giữ ổn định theo quý và tăng 6 điểm phần trăm theo năm. Giá thuê trung bình giảm 2% theo quý. Trong khi giá thuê trung bình các dự án 5 sao giảm 2% theo quý và 1% theo năm, khách sạn 4 sao có giá trung bình tăng 2% theo quý và 1 % theo năm.

Theo Savills, với mục tiêu thu hút khách du lịch trong mùa thu và Lễ Kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, cũng như hưởng ứng chương trình thúc đẩy du lịch nội địa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các khách sạn 5 sao tại Hà Nội đã triển khai các chương trình giảm giá và các gói du lịch khuyến mãi. Khách sạn JW. Marriott giảm giá thuê trung bình 13%, InterContinental Landmark giảm 12% và Melia Hà Nội, Pullman Hà Nội, Sofitel Metropole Hà Nội, Apricot, Movenpick Living West giảm 10%.

Giai đoạn 2025 - 2026, nguồn cung mới dự kiến có 3.035 phòng từ 12 dự án với các dự án 5 sao chiếm 77% nguồn cung và các dự án 4 sao cung cấp 23% nguồn cung. Khu vực Nội thành sẽ có 41% nguồn cung mới với 5.027 phòng từ 22 dự án. Các đơn vị vận hành nội địa sẽ quản lý 34% số phòng mới, trong khi các đơn vị vận hành quốc tế quản lý 66%. Các đơn vị vận hành quốc tế bao gồm Hilton, Fusion, Accor, và Four Seasons.

Tin bài liên quan