Tính đến ngày 31/03/2020, tổng tài sản của TPBank chỉ tăng 7% so với đầu năm, lên mức 176,632 tỷ đồng, nguyên nhân do các khoản phải thu giảm 33%, tài sản có khác giảm 22%.
Cho vay khách hàng của TPBank tăng nhẹ 5% so với đầu năm, đạt 100,509 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng giảm 3%, xuống còn 89,687 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần của Ngân hàng đạt gần 1,728 tỷ đồng, tăng 35%, tuy nhiên, lãi từ hoạt động dịch vụ lại giảm đến 28% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 157 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác gấp 14 lần cùng kỳ, đạt gần 306 tỷ đồng do tăng thu từ hoạt động kinh doanh khác.
Tuy nhiên, kinh doanh ngoại hối lại tăng lỗ lên mức 83 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gần 14 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 19% so với cùng kỳ, chỉ còn 323 tỷ đồng. Tại ngày 31/03/2020, TPBank ghi nhận 44.7 tỷ đồng chứng khoán nợ do DATC phát hành.
Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tăng 22% so với cùng kỳ lên mức gần 1.096 tỷ đồng. Cụ thể, chi phí cho nhân viên của Ngân hàng tăng 20% so với cùng kỳ (670 tỷ đồng), chi về tài sản tăng 53% (153 tỷ đồng). Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của TPBank gấp đôi cùng kỳ năm trước, lên mức 324 tỷ đồng.
Tính đến hết quý I/2020, tổng nợ xấu của TPBank tăng 53% so với đầu năm, lên mức 1,884 tỷ đồng, trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 61%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 64% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 36%. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,28% lên 1,87%.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 21/4, cổ phiếu TPB giảm khá sâu 6% xuống mức giá 17.200 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh chỉ hơn 156.000 đơn vị.