Năm 2020, ngành dầu khí đóng góp 83.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, nhưng lại đang hoạt động không có quy chế tài chính của riêng mình như trước đây.

Năm 2020, ngành dầu khí đóng góp 83.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, nhưng lại đang hoạt động không có quy chế tài chính của riêng mình như trước đây.

Quy chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) có được ban hành trong tháng 3/2021?

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Tài chính lại được giao tiếp thu ý kiến, rà soát chỉnh sửa, hoàn thiện để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy chế tài chính cho PVN trong tháng 3 này.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định liên quan đến Quy chế tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), doanh nghiệp đóng góp 83.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh vai trò, vị thế của ngành dầu khí Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước, không chỉ về kinh tế mà cả quốc phòng, an ninh. Do đó, tinh thần là tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển, nhất là phát triển khâu thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí) cùng với giải quyết tốt những vấn đề ở khâu hạ nguồn (sản phẩm phân bón, điện…) để nâng cao hiệu quả của PVN trước mắt và lâu dài.

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 của PVN vào ngày 12/1/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã “giục” các cơ quan liên quan trình để ban hành Quy chế tài chính của PVN.

Cho rằng “nếu không có cơ chế tốt thì khó có thể phát triển bền vững”, Thủ tướng cũng đồng thời nêu rõ, các cơ chế phải tuân thủ theo Luật Dầu khí và các quy định khác.

Vì vậy, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, rà soát chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế theo đúng pháp luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về dầu khí và chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp hiện hành, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững của PVN, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 3 này, tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn phát triển tốt hơn.

Đồng thời giao Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ các vấn đề bất cập còn tồn tại ở một số dự án của Tập đoàn từ trước đây.

Để ngành dầu khí phát triển, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định 1749/QĐ- TTg ngày 14/10/2015 về Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Tuy nhiên trên thực tế, từ năm 2015 đến nay, PVN hoạt động trong điều kiện chưa có Quy chế tài chính được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, đơn cử như năm 2020, PVN cũng phải thực hiện một số nhiệm vụ Nhà nước giao trong khi chưa được phê duyệt/thông qua cơ chế xử lý nguồn vốn (như bù thuế đối với Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn, nghĩa vụ nước chủ nhà đối với các hợp đồng dầu khí…). Thực trạng này đã làm suy giảm dòng tiền, nguồn lực của Tập đoàn và có thể tạo ra các rủi ro pháp lý đối với cán bộ liên quan khi thực thi nhiệm vụ.

Dự thảo Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được Bộ Tài chính đưa ra từ đầu năm 2016, nhằm thay thế cho các quy định tại Nghị định 06/2015/NĐ-CP, nhằm phù hợp với nhiều quy định mới của luật pháp liên quan đến lĩnh vực đặc thù như ngành dầu khí, đơn cử như các quy định của Quỹ tìm kiếm, thăm dò dầu khí không còn phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách ban hành năm 2015.

Vào tháng 1/2018, Nghị định 07/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã được ban hành, khiến cho Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo Nghị định 06/2015/NĐ-CP không còn căn cứ pháp lý để vận dụng.

Tin bài liên quan