Ảnh Internet
Doanh thu tăng chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính hơn 27,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 7 tỷ đồng. Và khoản chênh lệch tăng do đánh giá lại các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ gần 40 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ.
Hai mảng cho vay và môi giới đều giảm nhẹ so với cùng kỳ, lần lượt đạt 15 tỷ đồng, giảm 28,6% và 5,83 tỷ đồng, giảm 17%.
Tuy nhiên, với sự đột biến của lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ trong kỳ 72,8 tỷ đồng, tăng gấp 9,4 lần quý 1/2019 đã kéo chi phí hoạt động công ty tăng vọt. Trong đó, lỗ bán các tài sản tài chính gần 40 tỷ đồng và chênh lệch giảm đánh giá lại các TSTC FVTPL 33 tỷ đồng.
BCTC EVS cũng cho thấy, trong kỳ, tự doanh công ty đã cắt lỗ ở nhiều cổ phiếu, trong đó khoản cắt lỗ lớn nhất là ở cổ phiếu GEX lỗ 23,5 tỷ đồng khi bán ra 5,5 triệu cổ phiếu; lỗ 9 tỷ đồng khi bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu MSN và lỗ 5,1 tỷ đồng khi bán hơn 360.000 cổ phiếu VNM.
Ngược lại, tự doanh EVS cũng ghi nhận lãi gần 16 tỷ đồng khi bán 1,154 triệu cổ phiếu CAV và hơn 11,3 tỷ đồng khi bán 400.000 cổ phiếu TBD.
Theo EVS, ảnh hưởng bởi dịch Covid nên thị trường chứng khoán giảm mạnh, thanh khoản giảm sút, công ty phát sinh khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo giá thị trường, chi phí nguồn vốn tăng cao nên kết quả kinh doanh trong kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ.
Tính đến 31/3/2020, tổng tài sản EVS là 1.171 tỷ đồng, giảm 95 tỷ đồng so với đầu kỳ. Cho vay hoạt động chứng khoán 486 tỷ đồng, giảm 200 tỷ đồng.