Các cửa hàng tại Ấn Độ không còn nhận tờ 500 và 1.000 rupee cũ

Các cửa hàng tại Ấn Độ không còn nhận tờ 500 và 1.000 rupee cũ

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn

(ĐTCK) Đức tính kiên nhẫn của người dân Ấn Độ đang bị thử thách bởi chính sách mới nhất của Thủ tướng Narenda Modi khi đột ngột hủy giá trị của 2 tờ tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 rupee, kéo theo đó là một loạt hệ quả lạ thường.

Thị trường tiền tệ của Ấn Độ đã rơi vào một cơn bão dữ dội cuối tuần trước kể từ khi chính phủ nước này đột ngột thông báo loại tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 rupee sẽ không còn giá trị và người dân có thể mang 2 loại tiền này tới đổi tại ngân hàng từ này cho tới cuối năm. Ước tính, 2 loại tiền này chiếm khoảng 6/7 tổng giá trị tiền mặt đang lưu thông trên thị trường Ấn Độ.

Cùng với việc bỏ 2 tờ tiền cũ, Ấn Độ sẽ đưa vào lưu thông 2 đồng 500 và 2.000 rupee mới.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 1

 Người dân xếp hàng dài đợi đổi tiền

Theo các chuyên gia kinh tế, động thái này của chính quyền ông Modi sẽ mang lại lợi ích trong dài hạn nhằm vào việc hạn chế tham nhũng và tình trạng trốn thuế tại quốc gia này, khi giá trị các khoản tiền không được kê khai chiếm gần 1/4 nền kinh tế Ấn Độ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính sách mạnh tay này sẽ gây ra các tác động lạ thường, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống thường nhật của người dân Ấn Độ.

Chuyển tiền bằng máy bay quân sự

Các máy bay quân sự của Ấn Độ sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để vận chuyển tiền mặt từ nhà máy in tiềng tới mọi khu vực tại Ấn Độ.

“Căn cứ vào tình trạng khẩn cấp hiện tại, các máy bay an ninh và không vì mục đích thương mại của Không quân Ấn Độ được yêu cầu hỗ trợ để vận chuyển tiền mặt mà không cần phải tiến hành thêm các thủ tục thông thường”, người phát ngôn Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cho biết.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 2

 Một người dân Ấn Độ mang hòm tiền đi đổi lấy tiền mới

Thông thường, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ sẽ tự sắp xếp việc vận chuyển tiền giấy từ nhà máy in tới khoảng 4.000 điểm cất giữ trên khắp đất nước. Các địa điểm này sẽ phân phối tiền bằng xe chuyên dụng với lực lượng an ninh hộ tống.

Tuy nhiên, kể từ khi quyết định đổi tiền được đưa ra, loại tiền giấy mới sẽ được vận chuyển bằng máy bay quân sự bởi tình trạng thiếu tiền khẩn cấp tại Ấn Độ, người phát ngôn Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết.

Đồng hồ Rolex lên ngôi

Một trong những mục tiêu của việc đổi tiền lần này là nhằm kiểm soát lượng tiền không được kê khai, không chịu sự kiểm soát của cơ quan thuế tại Ấn Độ. Chính bởi vậy, khi chính sách mới được công bố, những cá nhân giàu có tại đây có nhu cầu rất lớn đối với các loại hàng hóa đắt tiền nhằm phần nào sử dụng số tiền chưa kê khai của mình.

Một cửa hàng bán đồng hồ cao cấp tại Mumbai cho biết, trong một ngày họ đã bán được 45 chiếc đồng hồ Rolex đặc biệt. Đây là con số mà họ chưa từng nghĩ tới trong cả tháng. Nhu cầu của các khách hàng giàu có đối với đồng hồ cao cấp cũng như các loại hàng hóa đắt đỏ khác đang không ngừng gia tăng, giúp các thương hiệu đẳng cấp được hưởng lợi.

Chạy đua mua vàng

Ngay sau thông báo của chính quyền về việc đổi tiền, các tiệm vàng tại Ấn Độ đã sáng đèn suốt đêm bởi số lượng khách hàng gia tăng đột biến. Chirag Thakkar, giám đốc Amrapali Group, công ty bán buôn vàng hàng đầu Ấn Độ cho biết, khách hàng xếp hàng dài trước các cửa hàng bán lẻ với những túi tiền trong tay. Một số cửa hàng phải gọi điện nhờ sự trợ giúp của cảnh sát bởi đám đông quá lớn.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 3

Hiện tại, giá vàng tại đây đã tăng gấp đôi so với thời điểm 8/11, khi chưa có thông báo gửi tiền.

Gọi nhân viên nghỉ hưu tới làm việc

Các ngân hàng nhà nước tại Ấn Độ buộc phải huy động thêm các nhân viên đã nghỉ hưu tới làm việc tại các quầy giao dịch bởi số lượng người tới đổi tiền quá lớn. Nhân viên ngân hàng phải làm việc trong nhiều giờ liền không được nghỉ ngơi.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 4

 Các ngân hàng tại Ấn Độ đang trong tình trạng liên tục quá tải

Hiện chính quyền các địa phương quyết định sẽ cung cấp thực phẩm và phương tiện chuyên chở nhằm giúp các nhân viên ngân hàng làm việc liên tục, Tổng thư ký Hiệp hội Nhân sự ngành ngân hàng Ấn Độ, ông C H Venkatachalam cho biết.

Vận chuyển hàng hóa đình trệ

Khoảng 1 nửa trong số 9,3 triệu chiếc xe tải thuộc Hiệp hội Các nhà vận chuyển Ấn Độ đã ngừng hoạt động trong 8 ngày qua, khi các tài xế không có đủ tiền mặt để sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân, bảo dưỡng xe và thanh toán các khoản phí đường bộ, Naveen Gupta, Tổng thư ký Hiệp hội cho biết.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 5

 Các tài xế xe tải nghỉ việc bởi thiếu tiền mặt cho các nhu cầu thiết yếu

Vận chuyển bằng đường bộ chiếm khoảng 65% lượng công việc vận chuyển tại Ấn Độ.

Sửa máy rút tiền

Theo Navroze Dastur, giám đốc khu vực Ấn Độ và Nam Á của NCR Corp, một hệ quả của việc thay đổi 2 tờ tiền giấy cũ bằng tờ tiền mới là giới chức Ấn Độ phải thay đổi lại thiết kế của 220.000 cây ATM trên toàn quốc, bởi các máy này không vừa với kích cỡ của tờ 500 và 2.000 rupee mới.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 6

 Người dân Ấn Độ hối hả rút tiền tại các cây ATM để đổi tiền mới

Các máy ATM này là chiếm khoảng 2/3 lượng máy ATM tại Ấn Độ và riêng việc xác định vị trí các máy cần thay đổi đã mất 1 tháng.

Mở hòm công đức

Các tổ chức, trung tâm tín ngưỡng tại Ấn Độ quyết định mở hòm công đức của mình để giúp đỡ những người không thể có được các nhu yếu phẩm cần thiết. Theo đó, từ các nhà thờ cho tới chùa chiền tại Mumbai và nhiều địa phương khác đều sử dụng tiền công đức để trợ giúp người dân.

Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn ảnh 7

 Các tổ chức tín ngưỡng tại Ấn Độ mở hòm công đức để hỗ trợ người dân

Thậm chí, các nhà băng cũng đề nghị các tổ chức tín ngưỡng này ký gửi tiền quỹ do người dân đóng góp tại các ngân hàng nhằm hỗ trợ tình trạng theieus tiền mặt của các ngân hàng, theo thông tin từ Bộ Tài chính Ấn Độ.
Tin bài liên quan