Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi tại Đà Nẵng.

Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi tại Đà Nẵng.

Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi theo quy trình 3 kỳ họp

0:00 / 0:00
0:00
Dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10/2022; cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp tháng 5/2023 và xem xét, thông qua tại kỳ họp tháng 10/2023.

Ngày 6/9, tại Thành phố Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi.

Tại Hội thảo, các đại biểu và chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận 2 chuyên đề: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai và giá đất.

Hội thảo đã đi sâu trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai, các đối tượng chịu tác động của dự án Luật để làm rõ các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2013.

Đồng thời là cơ sở ban đầu để Thường trực Ủy ban Kinh tế nghiên cứu, tiếp thu để xây dựng Báo cáo thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022 và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc sửa đổi Luật Đất đai sửa đổi phải bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 18 –NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Tập trung thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể là đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất; cơ chế, chính sách tài chính về đất đai và Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất …

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.

Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.

Theo Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/06/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, thì Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Trong đó, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần thứ 4 vào tháng 10/2022; cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp lần thứ 5 vào tháng 5/2023 và xem xét, thông qua tại kỳ họp lần thứ 6 vào tháng 10/2023.

Theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế là đơn vị chủ trì thẩm tra dự án Luật Đất đai sửa đổi.

Tin bài liên quan