Do đó, thực tiễn đặt ra yêu cầu cần có một luật để quản lý, điều chỉnh thống nhất đối với đồng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh cơ bản nhận được sự đồng tình của các đại biểu, cũng như được đánh giá cao. Tuy nhiên, đi sâu một số vấn đề cụ thể, các đại biểu cho rằng. còn nhiều điều “chưa ổn”.
Góp ý cho Dự thảo luật, đại biểu Phùng Tiến Nam (Hà Nam) cho rằng, nên chuyển Chương 4 về doanh nghiệpNN trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi đang trình Quốc hội cho ý kiến về Luật này, bởi không nên quy định chồng chéo tại cả 2 luật như vậy.
Còn đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, quy định về quản trị của doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã theo sát với thông lệ quốc tế, trong khi quy định tại luật này có phần “dễ” hơn. Do đó, đại biểu Lịch cũng đồng tình với việc chuyển Chương 4 về Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Đại biểu Thân Đức Nam (TP. Đà Nẵng) cho rằng, trọng tâm của luật phải đặt vào việc giải quyết mối quan hệ của Nhà nước với người đại diện của vốn Nhà nước không quy định về loại hình doanh nghiệp và cách quản lý doanh nghiệp.
Đại biểu Nam đề ngh,ị mô hình tổ chức doanh nghiệpNN sở hữu 100% vốn cần có chế định riêng. Quy định rõ các lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh doanh với lĩnh vực đặc biệt như an ninh quốc phòng… Ở những lĩnh vực khác, Nhà nước tham gia kinh doanh với tư cách là một cổ đông, không phải là Nhà nước để bình đẳng và tạo sự cạnh tranh.
Dù là doanh nghiệpNN nhưng vẫn phải giao chủ quyền cho doanh nghiệp chủ động điều hành và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu để thực hiện các mục tiêu. Dự luật đã quy định một phần điều này khi hạn chế việc can thiệp vào doanh nghiệp, nhưng chưa thể hiện rõ ranh giới như doanh nghiệp là một thực thể độc lập mà cơ quan đại diện chủ sở hữu vẫn nắm quyền phê duyệt giám sát kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư, giám sát, kiểm tra…
Một nội dung khác được nhiều đại biểu góp ý là vấn đề người đại diện vốn Nhà nước.
Đại biểu Trần Du Lịch nhận xét, về phạm vi điều chỉnh của luật còn có sự khác biệt giữa Ban soạn thảo và cơ quan thẩm định. Theo ông Lịch, phạm vi điều chỉnh của Luật gồm 3 nội dung: đầu tư vốn Nhà nước, quản lý vốn Nhà nước và giám sát hoạt động này.
Quan trọng nhất là cơ chế giám sát, tức là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và người đại diện. Giám sát bên trong là chế định Ban kiểm soát, giám sát bên ngoài là kiểm toán độc lập. Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, quy định về chế định Ban kiểm soát tại Chương 4 của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) rất sát với thông lệ quốc tế và chặt chẽ hơn so với luật này.
Ngoài ra, có đại biểu có ý kiến cho rằng, theo Hiến pháp, thì mọi gười được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước chỉ được kinh doanh những gì pháp luật cho phép.
Do đó, việc quy định 5 lĩnh vực Nhà nước được đầu tư tại Điều 10 của Dự thảo Luật là cần thiết, nhưng lĩnh vực thứ 5: những hoạt động kinh doanh nhằm ổn định kinh tế-xã hội cần tính lại, bởi quy định như vậy là quá rộng. Thực chất, các hoạt động nhằm ổn định kinh tế - xã hội đã nằm trong hoạt động công ích.
Đáng chú ý, đại biểu Trần Du Lịch yêu cầu, phải làm rõ vai trò của Quốc hội trong giám sát đồng vốn Nhà nước, quy định hiện tại quá mờ nhạt.