Quảng Trị đề nghị giữ sông Thạch Hãn là tuyến đường thủy nội địa quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
Tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Giao thông vận tải giữ tuyến sông Thạch Hãn là tuyến đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng du lịch đường thủy.
Thạch Hãn là con sông lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của tỉnh Quảng Trị, là chứng nhân của chiến dịch 81 ngày đêm Thành Cổ, viết nên khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn

Thạch Hãn là con sông lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của tỉnh Quảng Trị, là chứng nhân của chiến dịch 81 ngày đêm Thành Cổ, viết nên khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết, Tỉnh đã có công văn (số 2629) gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị xem xét giữ nguyên tuyến sông Thạch Hãn thuộc địa bàn tỉnh là tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia.

Theo Phó chủ tịch tỉnh này, Thạch Hãn là con sông lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của tỉnh Quảng Trị, là chứng nhân của chiến dịch 81 ngày đêm Thành Cổ, viết nên khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn.

Khu vực thị xã Quảng Trị - Nhà hành lễ - Bến thả hoa hai bờ Nam - Bắc là nơi thường xuyên các hoạt động dâng hương, thả hoa tri ân các Anh hùng liệt sĩ vào các ngày rằm hàng tháng, các ngày lễ lớn trong năm.

Đoạn tuyến này là nơi phát triển vận tải hành khách du lịch tâm linh (Thành Cổ Quảng Trị - Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn - Cảng quân sự Đông Hà - Cửa Việt - Đảo Cồn Cỏ); Vận chuyển cát sỏi, vật liệu phục vụ xây dựng địa bàn thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong, thành phố Đông Hà và các vùng lân cận...

Mặt khác, tuyến sông Thạch Hãn giao với sông Hiếu nối thông ra biển Cửa Việt kết nối tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, tạo động lực cho mục tiêu phát triển vùng kinh tế biển.

Cũng theo UBND tỉnh Quảng Trị, trước đó (ngày 31/10/2021), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tại Phụ lục 1 các tuyến vận tải chính đến năm 2030 bao gồm tuyến sông Thạch Hãn.

Những năm qua, tuyến sông Thạch Hãn đã được đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy như hệ thống báo hiệu, đèn tín hiệu năng lượng mặt trời, nhà Trạm Quản lý đường sông, nạo vét bãi cạn, bến neo đậu tàu thuyền,... góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ tài sản đường thủy nội địa trên các tuyến, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, luồng tuyến thông suốt, đảm bảo.

Với ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, tiềm năng phát triển giao thông vận tải thủy và Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong khi điều kiện nguồn lực tại địa phương còn hạn chế, mức đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét “giữ nguyên tuyến sông Thạch Hãn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị là tuyến đường thủy nội địa quốc gia” theo quy định tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị lê Đức Tiến đề nghị.

Tin bài liên quan