Điều mà cả cơ quan quản lý và bản thân các doanh nghiệp hiện nay đang vướng là tìm kiếm cơ chế để đồng vốn nhà nước được giám sát một cách tối ưu.
Theo đề án của Bộ Tài chính trình Chính phủ về quản lý vốn nhà nước, cần đổi mới, tăng cường quản lý, giám sát nhà nước đối với DNNN; ban hành nghị định về quản trị DNNN, quy chế quản trị nội bộ và kiểm soát nội bộ; thực hiện phân cấp quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước; ban hành quy chế người đại diện chủ sở hữu vốn, quy định về vay nợ đầu tư của DNNN.
Đáng chú ý, cơ quan này sẽ thành lập Tổng cục Quản lý giám sát tài chính DN; hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Tiến tới việc chấm dứt các ưu đãi về tài chính, tín dụng đối với DNNN; minh bạch đối với DN trong lĩnh vực ngành nghề độc quyền tự nhiên; đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng trong DNNN…
Nhìn vào những chủ trương trên để thấy, có nhiều vấn đề còn gây tranh cãi và thiếu cụ thể. Đơn cử, Tổng cục Quản lý giám sát tài chính doanh nghiệp sẽ quản lý vốn nhà nước tại tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước hay chỉ một bộ phận doanh nghiệp? Đội ngũ nhân sự cũng như trình độ quản trị của cán bộ cơ quan này thế nào để “ôm” được khối lượng DN lớn và đang có nhiều tồn tại cần giải quyết? Cơ chế lương thưởng ra sao để không có sự trục lợi cá nhân?
Nhiều quốc gia tách biệt chức năng sở hữu nhà nước khỏi chức năng quản lý nhà nước
Mổ xẻ một mô hình thành công
Phân tích trường hợp của công ty quản lý vốn nhà nước Temasek (
Temasek được thành lập từ năm 1974, với tư cách pháp lý là một công ty. Chính phủ cam kết về mặt chính sách là để Temasek hoạt động trên cơ sở thương mại, hoàn toàn tách biệt với vai trò lập pháp hay phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy thuộc sở hữu nhà nước, nhưng Temasek không chịu sự điều hành của nhà nước với hoạt động đầu tư, thoái vốn hay bất kỳ quyết định kinh doanh nào khác.
Temasek đầu tư trên nguyên tắc thương mại, với tư cách là chủ sở hữu tài sản. Chiến lược đầu tư của họ ưu tiên cho thanh khoản cao, với tiền mặt ròng khá lớn; sẵn sàng chớp cơ hội đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu Temasek (hiện 11 trái phiếu đang lưu hành của họ được xếp hạng AAA). Danh mục đầu tư mạnh cho phép Công ty phát hành quyền và tái cấp vốn; bảng cân đối tài sản lành mạnh cho phép linh hoạt tối đa. Temasek được xếp hạng tín nhiệm AAA bởi Standard&Poor’s và Moody’s. Điều lệ Công ty được công khai, báo cáo thường niên của Temasek được phát hành ra công chúng từ năm 2004… Kết quả đầu tư hiệu quả của Temasek được thể hiện qua việc giá trị danh mục đầu tư của họ tăng gấp đôi trong 7 năm và đạt 193 tỷ USD vào năm 2011. Với mạng lưới và quan hệ của mình, Temasek tiến cử các cá nhân có năng lực tham gia HĐQT các công ty, nhằm chia sẻ về các quy trình hoạt động của HĐQT cũng như cách thực hành tốt nhất.
Trong những năm 1980, Temasek khởi động việc cổ phần hóa các công ty trong danh mục đầu tư của mình và thoái vốn tại một số công ty này. Trong những năm 1990, Chính phủ
Các công ty trực thuộc Temasek được tái cơ cấu quyết liệt và nhanh chóng, giám đốc được chọn từ khu vực tư nhân, có uy tín và thành tích. Những doanh nghiệp này chỉ duy trì một số đặc quyền trong thời gian nhất định, ví dụ Singapor Airlines, Kepper Coop. Bằng cách này, các công ty liên quan đến Chính phủ có thể huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh; công chúng được sở hữu các doanh nghiệp lớn ở Singapore để thị trường vốn Singapore có thể cất cánh.
Ở Việt Nam, chủ trương tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn bằng cách cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu đã có như với VCB, Vietinbank, Sabeco, Habeco, Vinaconex… nhưng thực hiện nửa vời và không tạo ra sự thay đổi đáng kể nào về cách thức điều hành, quản trị DN.
Việt
Tại một hội thảo mới đây về mô hình quản lý vốn nhà nước, đại diện WorldBank (WB) tổng kết, để thực hiện quyền sở hữu nhà nước trong DNNN, có thể theo 2 dạng: tổ chức thực hiện quyền sở hữu cũng là chủ sở hữu pháp lý của tài sản; tổ chức sở hữu pháp lý tài sản sẽ ủy thác thực hiện quyền sở hữu cho một tổ chức khác (SCIC là một ví dụ).
Trên thực tế, hiện nay, các quốc gia đang từ bỏ mô hình phân cấp và tiến tới mô hình tập trung nhằm làm rõ và tăng cường vai trò sở hữu nhà nước, đảm bảo thực thi đồng nhất, tập trung kỹ năng và nguồn lực vào một nơi, tách biệt chức năng sở hữu nhà nước khỏi chức năng quản lý nhà nước để giảm thiểu hoặc tránh các xung đột lợi ích tiềm tàng.
Nghiên cứu một loạt mô hình của các nước, WB cho rằng, mặc dù có sự khác nhau trong chức năng và nhiệm vụ cụ thể giữa các tổ chức các nước, chúng đều có các điểm chung, gồm hướng dẫn xúc tiến cải cách DNNN, phát triển luật, quy định và chính sách hướng dẫn các DNNN; đề cử, bổ nhiệm các ứng viên cho HĐQT các DNNN; cải thiện quản trị của DN trong danh mục; theo dõi tình hình hoạt động và tài chính, theo dõi giám sát chế độ lương thưởng của DNNN; theo dõi quản trị và tuân thủ pháp luật; sẵn sàng tham gia như một cổ đông tại các cuộc họp ĐHCĐ; cung cấp chương trình đào tạo cho DNNN.
Tại nhiều nước, cũng có những lúng túng khi lựa chọn và thực thi một mô hình nào đó. Chẳng hạn, Trung Quốc từng gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của khoảng 100 DNNN có quy mô lớn thông qua Ủy ban Quản lý giám sát tài sản của Nhà nước Trung Quốc (SASAC) hay Khazanah (Malaysia) bị tác động nhiều đến hoạt động khi có những can thiệp chính trị vào quỹ nhà nước hoặc vào từng DNNN.
Chưa rõ sau nhiều thất thoát từ các vụ vi phạm về quản lý tài sản nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam…, Việt Nam sẽ áp dụng mô hình nào để quản lý giám sát vốn nhà nước: phân cấp, trả lại về các bộ, ngành như đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tập trung về một đầu mối (Tổng cục Giám sát quản lý vốn nhà nước) theo đề nghị của Bộ Tài chính; hay củng cố vai trò của SCIC? Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm rút ra ở những mô hình thành công trong khu vực đều cho thấy, cơ chế nào cũng cần đảm bảo có sự chú trọng và hỗ trợ cao về mặt chính trị; có ủy thác tập trung và rõ ràng với mức độ tự quyết cao; đồng thời, phải bổ nhiệm được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho tổ chức. Ba yêu cầu này xem ra phải mất rất nhiều thời gian mới thống nhất và đáp ứng được.