Thông tin trên được đưa ra Hội thảo kế hoạch khai thác và những thách thức khi phát triển các nguồn khí tại Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 diễn ra ngày 8/1/2016 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức.
Tại Hội thảo, Tổng giám đốc PV Gas Dương Mạnh Sơn cho biết, ngành công nghiệp khí Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức từ khai thác, phân phối đến giá khí. Trong đó, các mỏ khí của Việt Nam có giá trị khai thác, phân phối thấp (dưới 5USD/m3 khí) đang bắt đầu suy giảm sản lượng, một số mỏ khí chuẩn bị đưa vào khai thác lại xa bờ, có giá phân phối cao lên đến gần 10 USD/m3 khí. Dự đoán đến năm 2018, các mỏ khí có giá thấp sẽ có thể suy giảm đến mức độ ngừng cung cấp khí cho toàn bộ các vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Tổng giám đốc PV Gas Dương Mạnh Sơn đã khẳng định, những khó khăn của đơn vị đang gặp phải về vấn đề giá khí khi giá dầu xuống thấp. Đồng thời, đề xuất nên xem xét thực hiện nhập khẩu LNG trong thời điểm giá dầu đang xuống thấp như hiện nay sẽ đem lại giá trị không nhỏ khi phân phối cho các khách hàng tại Việt Nam.
PV GAS hiện tại đang triển khai các dự án nhập khẩu LNG bao gồm: Kho cảng LNG Thị Vải với công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm nhập khẩu LNG, cung cấp khí tái hóa cho các hộ tiêu thụ khí với tổng mức đầu tư 285,8 triệu USD, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2019-2020 và Cảng nhập và tái hóa khí LNG 3-6 triệu tấn/năm tại Sơn Mỹ (Kho LNG Sơn Mỹ) với công suất 3.6 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 1.35 tỷ USD, dự kiến hoàn thành Giai đoạn 1 và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2022-2023.
Đặc biệt trong điều kiện năm 2011 - 2015 thu nộp Ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, Tập đoàn đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước vượt 214.1000 tỷ đồng - tương đương khoảng 10,1 tỷ USD so với kế hoạch hàng năm Chính phủ giao.