Proptech và môi giới truyền thống – Mô hình nào sẽ giành ưu thế?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong thời đại 4.0, Proptech (Property Technology) - công nghệ trong lĩnh vực bất động sản liệu có thể đảm đương vai trò chủ đạo và trở thành xu hướng tất yếu trên thị trường hiện nay?
Proptech và môi giới truyền thống – Mô hình nào sẽ giành ưu thế?

Câu chuyện Tập đoàn KE Holdings (Trung Quốc) chào bán IPO và niêm yết thành công trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào tháng 8 năm 2020 với vốn hóa 76 tỷ USD đã tạo nên một cú hích với ngành môi giới bất động sản nói chung và Proptech nói riêng. Câu hỏi đặt ra là Proptech có phải là hướng đi tất yếu và xu thế này đang diễn ra thế nào tại thị trường bất động sản Việt Nam?

Proptech có phải là xu hướng tất yếu của ngành môi giới bất động sản?

Sau khi niêm yết, KE Holdings đã trở thành công ty dịch vụ bất động sản có vốn hóa lớn nhất thế giới. Sự thành công của KE Holings đã mang lại sự khích lệ rất lớn cho các startup về Proptech.

Ở Việt Nam, hiện có hàng trăm các ứng dụng và website phục vụ mục đích tìm kiếm, đăng tin và giao dịch cho thuê/mua bán bất động sản. Nhiều startup về Proptech Việt Nam cũng đã công bố những khoản đầu tư ban đầu từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cần có cái nhìn đa chiều về mô hình này.

Proptech chưa đủ “thực lực” để thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Proptech chưa đủ “thực lực” để thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Thứ nhất, Proptech không chỉ ứng dụng vào quá trình giao dịch mà cả cho quản lý, vận hành nhằm hướng đến sự thuận tiện, an toàn nhất có thể cho khách hàng và đơn vị môi giới. Điều đó không có nghĩa Proptech chỉ thực hiện giao dịch online.

Ví dụ: khi khách hàng đăng tin bán nhà, để giao dịch được nhanh chóng, công ty môi giới sẽ phải thực hiện các bước: xác minh chủ nhà, thu thập thông tin căn nhà, ký hợp đồng môi giới, chuyển thông tin vào hệ thống, quảng cáo, đưa khách đến xem nhà, nhận cọc, ký hợp đồng, tư vấn người mua vay ngân hàng để thanh toán…

Với Proptech, các bước này được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, giúp sale tiếp cận tệp khách hàng và marketing hiệu quả, cho phép nhiều môi giới cùng tham gia và được chia sẻ thu nhập công bằng…

Tuy nhiên, để chốt giao dịch thành công, sales vẫn không thể bỏ qua khâu quan trọng là gặp trực tiếp khách hàng.

Thứ hai, việc giao dịch bất động sản hoàn toàn (hoặc phần lớn) qua kênh online chưa thật sự hiệu quả. Việc này được minh chứng qua thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Tại Mỹ, Keller Williams chiếm ngôi số một thị phần môi giới và họ sử dụng kênh offline để bán hàng với hơn 1,000 chi nhánh và 160,000 nhân viên.

Tương tự, tại Trung Quốc KE Holdings (thông qua công ty con là LianJia) chiếm thị phần số một cũng bằng kênh offline với mạng lưới môi giới khổng lồ hơn 450,000 môi giới và 4,200 chi nhánh. Công nghệ được áp dụng để giúp nhân viên KE Holings tối ưu hóa việc bán hàng thông qua cơ chế phân chia lợi nhuận, quy trình phục vụ khách hàng.

Mặc dù có sự khác biệt về văn hóa, luật sở hữu nhà đất, nhưng có một điểm chung giữa Trung Quốc, Mỹ và tất cả quốc gia khác: Bất động sản là một sản phẩm đặc thù có giá trị lớn, tài sản ý nghĩa với cả đời người. Do đó, cảm xúc chi phối rất nhiều trong quyết định mua bán BĐS của bất cứ cá nhân nào.

Theo đó, khách hàng cũng chỉ có cảm xúc khi tận mắt tới xem nhà, tương tác với sales, cảm nhận và hình dung cuộc sống của mình trong ngôi nhà đó.

Lực lượng môi giới truyền thống là “yếu tố” ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng. Proptech là công cụ hỗ trợ kinh doanh cần thiết cho thị trường hiện nay chứ không thể “thay thế” hoàn toàn cho đội ngũ môi giới chuyên nghiệp.

Xu hướng phát triển dịch vụ môi giới tại Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Theo thống kê, giá trị thị trường bất động sản so với GDP tại Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 360% và 121%, trong khi đó thị trường bất động sản Việt Nam mới ở mức 8% GDP.

Thêm vào đó, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam mới khoảng 36% với tốc độ tăng trưởng khoảng 1%/năm, dẫn tới nhu cầu về nhà ở tối thiểu phải đạt 250,000 căn/năm tại các đô thị lớn. Với mức tăng trưởng này, ngành môi giới bất động sản đang đứng trước cơ hội lớn khi thị trường sẽ còn tăng trưởng liên tục trong một thời gian dài nữa.

Để đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường, các công ty bất động sản sẽ không chỉ duy trì đội ngũ sales nội bộ mà còn tăng cường thuê lực lượng bên ngoài.

Một là giảm áp lực chi trả lương. Hai là có thể chủ động sử dụng các đội sales tại địa phương để tham gia phân phối, phát triển dự án tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, thay vì đưa sales nội bộ từ tỉnh này qua tỉnh khác để bán hàng.

Theo đó, trong tương lai gần, dịch vụ môi giới sẽ nằm ở các công ty độc lập chứ không còn các đội ngũ sales trực thuộc chủ đầu tư nữa.

Khải Hoàn Land sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp không ngừng tăng trưởng.
Khải Hoàn Land sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp không ngừng tăng trưởng.

Doanh nghiệp bất động sản nào đã và đang chiếm lĩnh thị phần môi giới?

Là nhà phát triển dự án và môi giới bất động sản hàng đầu thị trường, Khải Hoàn Land được đánh giá là doanh nghiệp có chiến lược đầu tư rõ ràng, tiên phong trong việc phát triển quy mô sàn giao dịch truyền thống tích hợp công nghệ hiện đại.

Sở hữu hơn 3000 nhân viên tư vấn đầu tư, hơn 20 chi nhánh quy mô tập trung, Khải Hoàn Land vẫn đang không ngừng mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước nhằm nâng cao doanh số bán hàng, gia tăng thị phần và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.

Song song việc phát triển các sàn giao dịch truyền thống, Khải Hoàn Land cũng chủ động ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 vào quản lý thông tin khách hàng, quản lý giao dịch, hỗ trợ tư vấn, thanh toán 24/7, điều hành, giám sát …nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường hiện nay.

Được biết doanh nghiệp này đã được chấp thuận chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong ngày 1/3 vừa qua, trong thời gian tới Khải Hoàn Land sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Tin bài liên quan