Phú Yên: Phát triển khu vực dịch vụ thành ngành kinh tế chủ lực

0:00 / 0:00
0:00
Tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch thực hiện khu vực dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, ngang bằng với các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
Phú Yên thực hiện kế hoạch phát triển khu vực dịch vụ của tỉnh trở thành ngành kinh tế chủ lực

Phú Yên thực hiện kế hoạch phát triển khu vực dịch vụ của tỉnh trở thành ngành kinh tế chủ lực

Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch phát triển khu vực dịch vụ của tỉnh trở thành ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế tỉnh với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, ngang bằng với các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước.

Đây là kế hoạch thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh này.

Từng bước hình thành các mạng lưới dịch vụ đồng bộ, hiện đại như: Du lịch biển, vận tải, logistics, viễn thông, tài chính - ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trong đó xác định dịch vụ du lịch và logistics có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phấn đấu tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân 9,5%/năm và giai đoạn 2026-2030 tăng bình quân trên 10%/năm.

Kế hoạch tỉnh Phú Yên đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển theo các ngành, lĩnh vực và theo vùng lãnh thổ. Trong đó, đối với dịch vụ du lịch, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ phát triển du lịch bao gồm hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; hình thành, phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch của địa phương; phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch với cơ cấu ngành nghề hợp lý, bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngành du lịch Phú Yên.

Về dịch vụ logistics và vận tải, tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo hướng tích cực tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh làm động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường vận tải; phát triển thị trường vận tải gắn liền với nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và hợp tác; sử dụng, đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics; thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp và các tuyến vận tải thu gom hàng hóa trong các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm.

Ngoài ra, còn tập trung phát triển ở một số khu vực dịch vụ khác như: công nghệ thông tin và truyền thông; tài chính - ngân hàng; khoa học và công nghệ; phân phối; y tế; hỗ trợ kinh doanh; giáo dục và đào tạo…

Tin bài liên quan