Báo cáo của Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy, chỉ số ISM của Mỹ trong tháng 8 giảm giảm xuống 49,4 từ mức 52,6 trong tháng 7, mức sụt giảm dưới 50 lần đầu tiên sau 6 tháng do đơn đặt hàng mới và sản xuất giảm. Đây là sự thất vọng cho giới phân tích, vì họ chờ đợi số liệu tích cực hơn, phù hợp với các diễn biến tích cực gần đây của kinh tế Mỹ, nhất là sự mạnh mẽ trong thị trường lao động.
Ngoài ra, giá dầu thô Mỹ tiếp tục giảm mạnh cũng gây sức ép lớn đến phố Wall trong phiên thứ Năm.
Tuy nhiên, dữ liệu ISM giảm lại khiến khả năng tăng lãi suất của Fed giảm đi, lại là thông tin hỗ trợ cho giới đầu tư. Ngoài ra, đà tăng của các công ty công nghệ như Hewlett Packard Enterprise, Apple, hay đà tăng mạnh của cổ phiếu Charter Communications đã giúp Dow Jones và Nasdaq có được phiên tăng điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp, trong khi S&P 500 đóng cửa gần như không đổi trong phiên thứ Năm.
Nhà đầu tư đang hướng tới bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Sáu này.
Kết thúc phiên 1/9, chỉ số Dow Jones tăng 18,42 điểm (+0,10%), lên 18.419,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,09 điểm (-0,00%), xuống 2.170,86 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 13,99 điểm (+0,27%), lên 5.227,21 điểm.
Trong khi phố Wall có được sắc xanh nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, thì chứng khoán châu Âu lại đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ do chịu tác động của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu tiếp tục giảm mạnh và cả nhóm cổ phiếu dược.
Kết thúc phiên 1/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 35,54 điểm (-0,52%), xuống 6.745,97 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 58,38 điểm (-0,55%), xuống 10.534,31 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 10,09 điểm (-0,23%), xuống 4.439,67 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục duy trì được đà tăng khi đồng yên ổn định trở lại, nhưng mức tăng không mạnh khi giới đầu tư đang chờ đợi thông tin bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Trong khi đó, nhờ thông tin kết nối giữa sàn Hồng Kông và Thâm Quyến sẽ được thực hiện vào giữa hoặc cuối tháng này, sẽ giúp dòng tiền chảy mạnh từ đại lục, chứng khoán Hồng Kông đã có phiên hồi phục mạnh, lên mức cao nhất hơn 1 năm. Trái ngược lại, chứng khoán Trung Quốc đại lục lại đảo chiều giảm mạnh trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 1/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 39,44 điểm (+0,23%), lên 16.926,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 185,45 điểm (+0,81%), lên 23.162,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 22,17 điểm (-0,71%), xuống 3.063,31 điểm.
Trên thị trường vàng, giá vàng tiếp tục giảm dần đều trong phiên châu Á, châu Âu khi nỗi lo về việc Fed tăng lãi suất ngày một cao sau các bài phát biểu của quan chức cơ quan này, cũng như bảng lương trong khu vực tư nhân vẫn giữ mức cao. Tuy nhiên, khi bước vào phiên giao dịch Mỹ, dữ liệu ISM tháng 8 của Mỹ kém khả quan đã khiến khả năng Fed tăng lãi suất ít đi và giúp giá vàng quay đầu tăng giá.
Kết thúc phiên 1/9, giá vàng giao ngay tăng 5,1 USD (+0,39%), lên 1.313,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 5,7 USD (+0,43%), lên 1.317,1 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh hơn 3% trong phiên thứ Năm do lo ngại dư cung khi kho dự trữ của Mỹ tuần trước bất ngờ tăng mạnh. Tuy nhiên, giá dầu thô Brent đã
Kết thúc phiên 1/9, giá dầu thô Mỹ giảm 1,54 USD/thùng (-3,45%), xuống 43,16 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,44 USD (-3,07%), xuống 45,45 USD/thùng.