Xu hướng này vẫn tiếp tục trong phiên giao dịch thứ Ba (15/6). Sau phiên tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh khả quan của JP Morgan Chase và dữ liệu bán lẻ tích cực đầu tuần, chứng khoán Mỹ tăng chịu áp lực điều chỉnh giảm khi áp lực chốt lời các cổ phiếu nóng diễn ra trên diện rộng. Tuy nhiên, vào nửa cuối phiên chiều, sau khi kết quả kinh doanh của các tập đoàn lớn được công bố, Phố Wall đã đảo chiều tăng trở lại.
Coca-Cola công bố doanh thu quý I tăng mạnh hơn dự kiến nhờ doanh số bán hàng mạnh từ Trung Quốc. Johnson & Johnson cũng công bố lợi nhuận vượt dự đoán và tăng triển vọng lợi nhuận cả năm. Intel cũng công bố kết quả kinh doanh quý I tích cực và triển vọng kinh doanh tốt trong năm nay. Yahoo cũng công bố kết quả kinh doanh tốt trong quý I… Những thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh quý I của các “đại gia” này đã giúp chứng khoán Mỹ kịp phục hồi để tăng trở lại.
Nếu không có sự hỗ trợ này, nhiều khả năng chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa trong sắc đỏ, bởi ngoài hoạt động chốt lời cổ phiếu nóng diễn ra trên diện rộng, thông tin kinh tế mới công bố cũng không mấy khả quan.
Theo báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) New York, tăng trưởng sản xuất của khu vực New York trong tháng 4 tăng chậm hơn so với tháng 3 và thấp hơn dự báo.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 3 tăng 0,2% do giá thực phẩm và giá thuê nhà tăng, dù vậy, áp lực lạm phát của Mỹ vẫn khá thấp.
Kết thúc phiên 15/4, chỉ số Dow Jones tăng 89,32 điểm (+0,55%), lên 16.262,56 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,37 điểm (+0,68%), lên 1.842,98 điểm. Nasdaq tăng 11,47 điểm (+0,29%), lên 4.034,16 điểm.
Trong khi đó, không được may mắn như chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm mạnh trở lại trong phiên giao dịch thứ Ba do tình hình căng thẳng ở Ukraine gia tăng khi Chính phủ lâm thời Ukraine điều quân tới các tỉnh miền Đông và đe dọa sử dụng vũ lực để đàn áp người biểu tình. Trong khi đó, Nga kịch liệt phản đối hành động này và cảnh báo hành động này của Chính phủ lâm thời Ukriane sẽ đẩy nước này trên bờ vực của cuộc chiến tranh.
Không chỉ tình hình ở Ukraine, chứng khoán châu Âu còn chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh không tích cực của các công ty lớn, cũng như dự báo nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm trong quý I/2014.
Kết thúc phiên 15/4, chỉ số FTSE tại Anh giảm 42,15 điểm (-0,64%), xuống 6.551,61 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 165,46 điểm (-1,77%), xuống 9.173,71 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 39,21 điểm (-0,89%), xuống 4.345,35 điểm.
Theo dự báo, GDP quý I/2014 của Trung Quốc đạt 7,3%, mức thấp nhất trong 5 năm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang thực sự bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm chạm. Thông tin này khiến chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc lao mạnh, trong khi chứng khoán Nhật Bản hồi phục nhẹ trở lại nhờ ảnh hưởng tích cực từ phiên tăng điểm mạnh đầu tuân của chứng khoán Mỹ và châu Âu.
Kết thúc phiên 15/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 86,65 điểm (+0,62%), lên 13.996,81 điểm. Chỉ số HangSeng tại Hồng Kông giảm 367,54 điểm (-1,60%), xuống 22.671,26 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 29,94 điểm (-1,40%), xuống 2.101,60 điểm.
Trên thị trường vàng, lực chốt lời ngắn hạn đã đồng loạt được đưa ra, kéo giá vàng giảm mạnh và xuống dưới đường trung bình 20 ngày, từ đó kích hoạt một loạt lệnh bán tự động, đẩy giá kim loại quý này lao mạnh, mât hơn 1,8% trong phiên giao dịch thứ Ba. Việc vàng bị bán tháo mạnh trong phiên này gây bất ngờ cho nhiều người, bởi giá àng nhận được thông tin rất tích cực là tình hình căng thẳng gia tăng ở Ukraine.
Kết thúc phiên 15/4, giá vàng giao ngay trên thị trường New York giảm 24,2 USD (-1,82%), xuống 1.302,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 giảm 27,2 USD (-2,05%), xuống 1.300,3 USD/ounce.
Giá dầu thô cũng đã hạ nhiệt trở lại sau phiên tăng mạnh do lo ngại tình hình căng thẳng ở Ukraine. Kết thúc phiên 15/4, giá dầu thô Mỹ giảm 0,30 USD (-0,29%), xuống 103,75 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,33 (-0,30%), xuống 108,74 USD/thùng.