Ông Luis de Guindos, Phó chủ tịch ECB

Ông Luis de Guindos, Phó chủ tịch ECB

Phó chủ tịch ECB: Kích thích kinh tế khiến nợ công tăng cao, nhưng còn tốt hơn không làm gì cả

(ĐTCK) Phó chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã lên tiếng ủng hộ các gói kích thích với quy mô chưa từng có trong khu vực và cho rằng hiện tại không có một biện pháp thay thế nào khác.

Trong nỗ lực làm giảm bớt tác động của đại dịch đến khủng hoảng kinh tế và giữ người lao động tiếp tục làm việc, các chính phủ trong khu vực EU đã đưa ra rất nhiều các gói kích thích kinh tế. Theo đó, thâm hụt tài khóa dự kiến sẽ mở rộng, nợ sẽ leo thang và các hậu quả tài chính có thể cảm nhận được trong nhiều thế hệ sau.

Ông Luis de Guindos, Phó chủ tịch ECB cho biết, vấn đề về mức nợ cao nên cần được nhận thức rõ ràng.

“Vào cuối đại dịch chắc chắn rằng chúng ta sẽ có tỷ lệ nợ công cao hơn, nhưng nếu không làm gì thì sẽ tồi tệ hơn nữa”, ông Guindos nói với CNBC khi được hỏi cụ thể về nước Ý.

Đức và Pháp là 2 nền kinh tế lớn nhất trong khu vực EU đã đưa ra một đề xuất đột phá về việc EU phát hành một số khoản nợ lớn để giảm thiểu mức độ của cuộc khủng hoảng. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ phát hành 500 tỷ EUR (545 tỷ USD) trái phiếu ra công chúng.

ECB đã mua trái phiếu chính phủ và tăng cường cho vay, và các chính phủ châu Âu trước đây đã đồng ý gói hỗ trợ trị giá 540 tỷ euro để giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp cao, cải thiện hoạt động kinh doanh và cung cấp các khoản vay cho chính phủ các quốc gia trong EU.

Cơ quan xếp hạng Fitch tin rằng, tỷ lệ nợ trên GDP của Ý sẽ tăng khoảng 20% trong năm nay lên 156% GDP. Ý là một trong những quốc gia mắc nợ lớn nhất thế giới sau Nhật Bản và Hy Lạp. Khoản nợ đó do nhu cầu cải cách và sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy ở nước này đã khiến một số nhà phân tích dự đoán nó thậm chí có thể sụp đổ khỏi khu vực đồng euro. Nhưng nguy cơ của điều này xảy ra đã bị ông Guindos bác bỏ.

“Tôi nghĩ rằng trước cuộc khủng hoảng Covid-19, có nhiếu quốc gia vẫn có mức nợ công cao nhưng tôi cho rằng điều quan trọng là phải đặt các vấn đề này vào xem xét và đưa ra các chính sách phản ứng phù hợp. Chính sách tài khóa là chìa khóa chủ đạo và vào thời điểm hiện tại, đối với cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua, tôi nghĩ chính sách tài khoá quốc gia sẽ hoàn toàn cần thiết”, ông Guindos nói.

Phó chủ tịch ECB cho rằng, các quan ngại về gói tài trợ cho nợ công trong trung hạn sẽ phải được giải quyết nhưng hiện tại, ông đang kêu gọi những phản ứng tài khóa mạnh mẽ trên các quốc gia và cả toàn châu Âu.

Tin bài liên quan