Đà hồi phục của phiên chiều 6/2 đã tiếp thêm tâm lý cho nhà đầu tư trong phiên giao dịch hôm qua với việc dòng tiền quay trở lại, chảy mạnh vào nhóm ngân hàng và nhóm cổ phiếu thị trường, màu xanh tràn ngập bảng điện tử khi hết phiên sáng.
Sang đến phiêu chiều, ngay đầu giờ giao dịch, VN-Index đi xuống khá nhanh, VN-Index có lúc mất hơn 10 điể, nhưng sự hồi phục cũng đã ngay lập tức quay trở lại với sự dẫn dắt chính là nhóm bluechip, mà dòng bank là đầu tàu kéo chỉ số đi lên.
Tuy tăng mạnh gần 30 điểm, nhưng nhận định của các công ty chứng khoán về phiên giao dịch tới vẫn khá thận trọng, trong đó BVSC cho rằng, tâm lý nhà đầu tư đã tạm thời bình ổn trở lại sau những phiên sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, sự thận trọng và lo ngại khả năng “bulltrap” của thị trường vẫn đang hiện hữu.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (8/2), một lần nữa, tín hiệu xấu của 2 phiên đầu tuần quay trở lại, VN-Index lao dốc, mất hơn 12 điểm xuống ngưỡng 1.028 điểm.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và VN30 là điểm tựa của thị trường thì rất nhiều mã giảm điểm như GAS, PLX, VNM, VCB, CTG, SAB, ROS, SSI, BVH… thậm chí KDC còn có thời điểm xuống mức giá sàn.
Nhưng tín hiệu này đã không một lần nữa kích hoạt tâm lý bán của nhà đầu tư, khi ngay sau đó, chỉ số đã bật mạnh lên sát ngưỡng tham chiếu nhờ đà giảm của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn được hãm lại và sóng đầu tư cổ phiếu thị trường vẫn đang đi lên.
Một số mã thị trường bị bán từ sớm, đặc biệt có cặp đôi HAG, HNG, sau khi chiều qua HOSE có công văn nhắc nhở 2 công ty này có thể bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, đà giảm đã nhanh chóng trở lại và nới rộng dần về cuối phiên khi áp lực bán khá mạnh, trong khi bên mua lại tỏ ra rất thận trọng vì lo sợ lực cung sẽ gia tăng mạnh khi khối lượng cổ phiếu khủng hơn 480 triệu đơn vị trong phiên thứ Ba về tài khoản và bắt đầu giao dịch trong phiên chiều nay.
Sự thận trọng không chỉ khiến VN-Index lùi về mức gần thấp nhất phiên, mà thanh khoản cũng sụt giảm mạnh.
Chốt phiên sáng nay, sàn HOSE có 94 mã tăng và 156 mã giảm, VN-Index giảm 12,73 điểm (-1,22%), xuống 1.027,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 96 triệu đơn vị, giá trị 2.207,95 tỷ đồng, giảm 33,5% về khối lượng và 40,4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 3,44 triệu đơn vị, giá trị 174 tỷ đồng.
Trong top 20 mã vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ còn BID, VJC, HDB, MSN, HPG tăng, còn lại đều giảm.
Trong đó, cặp đôi dầu khí GAS và PLX nằm trong số những mã giảm sâu nhất, GAS mất 4,5% xuống 105.000 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 3% xuống 77.500 đồng/cổ phiếu. Mất điểm mạnh nhất là ROS khi giảm 5,8% xuống 152.700 đồng/cổ phiếu.
Các mã lớn ngân hàng như VCB, CTG và MBB cũng giảm khoảng 1,7%. Nhìn rộng ra trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài BID, HDB và VIB tăng thì còn lại cũng đóng cửa trong sắc đỏ.
BID tăng 2,2% lên 31.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị; HDB tăng 4% lên 45.600 đồng/cổ phiếu; VIB tăng 1,4% lên 30.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 90.000 đơn vị.
Nhóm ngân hàng khớp lệnh dẫn đầu trên HOSE là STB với hơn 3,4 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 2,2% xuống 15.400 đồng/cổ phiếu.
Các mã giảm khác như CTG (-1,7%), xuống 25.300 đồng/cổ phiếu, khớp 1,5 triệu đơn vị; VPB giảm 1% xuống 51.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1,2 triệu đơn vị; VCB giảm 1,9% xuống 62.300 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 400.000 đơn vị; MBB giảm 1,7% xuống 28.700 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị…
Nhóm VN30 ngoài các mã thuộc top vốn hóa lớn tăng nêu trên như BID, MSN, VJC, HPG thì cũng chỉ còn DHG giữ được màu xanh, còn lại cũng đều giảm điểm, trong đó một số mã khớp lệnh tương đối tốt như SBT có 3,2 triệu đơn vị, giảm 1,5% xuống 16.850 đồng/cổ phiếu; NVL khớp 2,26 triệu đơn vị, giảm 0,6% xuống 80.200 đồng/cổ phiếu; SSI khớp 1,5 triệu đơn vị, giảm 3% xuống 32.000 đồng/cổ phiếu; HSG khớp 1,05 triệu đơn vị, giảm 3,3% xuống 23.450 đồng/cổ phiếu…
Nhóm cổ phiếu thị trường chia đôi ngả, khi HAG, HNG, SCR, HQC, KSA, QCG, ITA giảm điểm, còn lại AMD, FLC, DXG, HHS tăng giá.
Trong đó, cặp đôi HAG và HNG cùng nhau giảm sàn ở mức 6.620 đồng và 6.700 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh của HAG cao nhất sàn HOSE với hơn 12,6 triệu đơn vị; HNG có hơn 3,85 triệu đơn vị.
Các mã giảm khác cũng có từ 1 triệu đến 3 triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu PVD sau 3 phiên liên tiếp giảm mạnh, với 2 phiên giảm sàn, chốt phiên sáng nay vẫn bị bán mạnh và tiếp tục giảm hết biên độ (-6,8%), xuống 20.500 đồng/cổ phiếu.
Các mã tăng đáng chú ý có AMD và FLC, khi khớp lệnh đứng thứ 2 và 3 toàn sàn. AMD khớp 6,1 triệu đơn vị, tăng 0,8% lên 6.300 đồng/cổ phiếu, FLC khớp 4,57 triệu cổ phiếu, tăng 0,5% lên 5.660 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn HNX, sắc xanh cũng chỉ le lói của HNX-Index cũng chỉ được vài phút giao dịch khi mở cửa, sau đó chỉ số này cũng lao dốc với 15 mã thanh khoản cao nhất nhóm HNX30 đều bị sắc đỏ bao trùm.
Trong đó, SHB giảm 3,2% xuống 12.100 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 7,3 triệu đơn vị; PVS giảm 6,3% xuống 20.900 đồng/cổ phiếu, khớp gần 5 triệu đơn vị; SHS giảm 2,9% xuống 20.400 đồng/cổ phiếu, khớp 1,17 triệu đơn vị; ACB giảm 1,5% xuống 40.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Các mã khác như HUT, VC3, VCG, VGC, CEO có từ hơn 200.000 đến 500.000 đơn vị khớp lệnh.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 54 mã tăng và 78 mã giảm, HNX-Index giảm 1,64 điểm (-1,37%), xuống 117,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 25 triệu đơn vị, giá trị 359,17 tỷ đồng, giảm 36% về khối lượng và 37% về khối lượng so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 530.000 đơn vị, giá trị 4,28 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, thanh khoản cũng suy giảm mạnh, toàn sàn không có mã nào khớp đến 1 triệu đơn vị, đà tăng từ các mã nhỏ như SBS, ART cùng các mã lớn nhưng thanh khoản thấp như MSR, VIB, QNS đã không bù đắp được cho đà giảm từ HVN, LPB, DVN.
Trong đó, HVN giảm 2,4% xuống 48.200 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 705.000 đơn vị; LPB giảm 1,4% xuống 14.400 đồng/cổ phiếu, khớp 486.000 đơn vị; DVN giảm 3,8% xuống 20.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 321.000 đơn vị…
SBS khớp lệnh cao nhất sàn với gần 870.000 đơn vị, tăng 3,6% lên 2.900 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên sáng, sàn UpCoM có 38 mã tăng và 42 mã giảm. UpCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,27%), xuống 56,61 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 61,16 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 486.000 đơn vị, giá trị 7,1 tỷ đồng.