Sau màn biểu diễn khá đẹp mắt vào cuối năm 2017, thị trường tiếp tục tăng tốc mạnh trong tháng 1/2018. Chỉ số VN-Index nhanh chóng lập đỉnh 1.000 điểm ngay trong những phiên đầu tháng và chỉ tính trong tháng 1, chỉ số này đã tăng tới hơn 126 điểm.
Bên cạnh dòng tiền trong nước chảy mạnh với giá trị giao dịch qua từng phiên đạt trung bình hơn 9.000 tỷ đồng, nhà đầu tư ngoại cũng đã tham gia sôi động khi liên tiếp rót ròng hàng tram tỷ đồng vào thị trường. Tính trong tháng 1 vừa qua, khối ngoại đã mua ròng gần 7.500 tỷ đồng trên cả 3 sàn, trong đó riêng sàn HOSE tới hơn 7.360 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sau 2 phiên liên tiếp buộc phải ngừng giao dịch, sàn HOSE đã trở lại giao dịch khá bùng nổ cả về điểm số và thanh khoản trong ngày 25-26/1. Đà tăng bị ngắt quãng trong phiên đầu tuần ngày 29/1 do áp lực bán chốt lời gia tăng nhưng thị trường nhanh chóng lấy lại cân bằng và phục hồi sắc xanh trong phiên hôm qua (30/1) nhờ lực cầu gia tăng mạnh.
Với diễn biến trên, một số công ty chứng khoán đã đặt kỳ vọng khá cao và nhận định chỉ số thị trường sẽ tiếp tục áp sát, vượt qua đỉnh cũ năm 2017, tuy nhiên vẫn không loại trừ những nhịp rung lắc mạnh với biên độ dao động ở mức cao.
Bước vào phiên giao dịch sáng cuối cùng của tháng 1 (ngày 31/1), mặc dù nhóm cổ phiếu bluechip khá phân hóa nhưng lực cầu vẫn duy trì khá tốt giúp sắc xanh lan tỏa, thị trường tiếp tục tiến bước đi lên.
Thị trường vẫn đi ngang và chưa thể bứt phá do tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng sau những nhịp rung lắc mạnh trong 2 phiên vừa qua.
Sau khoảng 30 phút giao dịch, thị trường đột ngột quay đầu đi xuống và lao thẳng xuống dưới mốc tham chiếu do áp lực bán gia tăng, trong đó lực hãm chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechip và các mã vốn hóa lớn.
Nhóm cổ phiếu vua vẫn diễn biến phân hóa, trong đó BID sau 5 phiên tăng mạnh liên tiếp đã hạ nhiệt khi chỉ còn tăng 1,9% và tạm đứng ở mức 36.700 đồng/CP, CTG đã hồi phục với mức tăng 2,3% lên mức 28.700 đồng/CP, VCB lình xình quanh mốc tham chiếu sau 2 phiên giảm điểm; còn STB sau 4 phiên tăng mạnh lại quay đầu điều chỉnh với mức giảm 0,9% xuống mức 16.950 đồng/CP, MBB giảm 1,2% xuống mức 32.400 đồng/CP.
Bên cạnh đó, một số mã lớn cũng giao dịch thiếu tích cực đã hãm đà tăng mạnh của thị trường như VNM giảm 1,2% xuống mức 202.000 đồng/CP, GAS giảm 0,8% xuống mức 115.600 đồng/CP, VJC giảm 0,5% xuống mức 194.000 đồng/CP, PLX giảm 2,2% xuống mức 87.500 đồng/CP…
Trái lại, dù không còn tạo song lớn như phiên hôm qua nhưng nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn là điểm sáng của thị trường. Trong đó, cổ phiếu lớn đầu ngành là VIC đã hồi phục với mức tăng 1,2% và tạm đứng tại mức giá 86.000 đồng/CP.
Các mã vừa và nhỏ trong nhóm như DIG, SCR, HAR… cũng hạ nhiệt và không còn giữ sắc tím cùng giao dịch có phần kém sôi động hơn, như DIG tăng 6,57% lên mức 25.950 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 4,18 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE; SCR tăng 1,96% lên mức 13.000 đồng/Cp và khớp 3,54 triệu đơn vị…
Sau nhịp điều chỉnh khiến VN-Index thủng mốc 1.105 điểm, thị trường đã hồi phục và có màn bật khá cao nhờ sự nâng đỡ của một số mã bluechip và vốn hóa lớn. Tuy nhiên, khi gặp ngưỡng kháng cự 1.122 điểm, VN-Index đã bị đẩy lùi nhẹ trở lại. Trong 2 trước đó nữa, VN-Index liên tục bị đẩy sâu trở lại khi cố chinh phục ngưỡng cản này.
Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 9,9 điểm (0,89%) lên 1.120,46 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 189,6 triệu đơn vị, giá trị 5.105,57 tỷ đồng, giảm nhe 3% về lượng và hơn 1% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,82 triệu đơn vị, giá trị hơn 375 tỷ đồng, trong đó HDB thỏa thuận 2,9 triệu đơn vị, giá trị 126,88 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 1,19 triệu đơn vị, giá trị 93,1 tỷ đồng.
Trong khi đó, sàn HNX sau nhịp điều chỉnh sâu đầu phiên, chỉ số sàn đã biến động giằng co và liên tục đổi sắc, tuy nhiên may mắn đã thoát hiểm ở phút cuối.
Cụ thể, HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,06%) lên 127,44 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 52,34 triệu đơn vị, giá trị 988,1 tỷ đồng, tăng 4,3% về lượng và 16,97% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,55 triệu đơn vị, giá trị 348,82 tỷ đồng, trong đó riêng PVI thỏa thuận hơn 9,3 triệu đơn vị, giá trị 342,59 tỷ đồng.
Ở nhóm cổ phiếu VN30, trong khi VNM, VJC, VRE, PLX chỉ còn giảm nhẹ thì một số mã lớn khác đã tăng tốc, hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường như GAS tăng 4,72% lên mức 122.000 đồng/CP; VIC tăng 2,24% lên mức 86.900 đồng/CP, MSN tăng 2,42% lên mức 93.000 đồng/CP, HPG tăng 3,4% lên mức 63.400 đồng/CP, CTG tăng 2,67% lên mức 28.800 đồng/CP…
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, BID chịu áp lực bán khá lớn khiến cổ phiếu này có thời điểm đảo chiều giảm, tuy nhiên chốt phiên đã lấy lại mốc tham chiếu 36.000 đồng/CP, STB cũng chính thức đảo chiều sau 4 phiên tăng mạnh với mức giảm 1,2% xuống mức 16.900 đồng/CP với tổng khối lượng khớp lệnh dẫn đầu sàn HOSE với 13,98 triệu đơn vị; trái lại VCB đã hồi phục với mức tăng nhẹ 0,9% lên mức 67.600 đồng/CP.
Trái với diễn biến tích cực của “ông lớn” trong ngành bất động sản - VIC, các cổ phiếu vừa và nhỏ trong nhóm lại giao dịch thiếu tích cực do chịu sức ép bán ra. Trong đó, SCR chỉ còn tăng 1,96% và đứng ở mức 13.000 đồng/CP với khối lượng khớp 7,62 triệu đơn vị; FLC tăng nhẹ 0,43% lên mức 7.000 đồng/CP và khớp 7,38 triệu đơn vị; DIG tăng 3,9% lên mức 25.300 đồng/CP và khớp hơn 7 triệu đơn vị… Trong khi KBC, ITA, ASM, IDI… vẫn đứng dưới mốc tham chiếu.
Với báo cáo tài chính quý IV/2017 ghi nhận số lỗ ròng 58,5 tỷ đồng và cả năm lãi 629 tỷ đồng, đây là kết quả tốt hơn so với con số lỗ gần 1.600 tỷ đồng trong năm 2016, đã giúp cổ phiếu HAG bật tăng mạnh sau 3 phiên điều chỉnh trước đó. Cụ thể, HAG tăng 3,1% lên mức 8.340 đồng/CP với khối lượng khớp 11,73 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản sau STB.
Trên sàn HNX, dù có chút rung lắc giữa phiên nhưng ACB đã hồi phục với mức tăng 1,4% và chốt phiên tại mức giá 42.200 đồng/CP, góp phần tích cực giúp thị trường hồi phục sắc xanh.
Trong khi đó, người an hem SHB diễn biến khá giằng co và chốt phiên tại mốc tham chiếu 13.600 đồng/CP và tiếp tục dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX với hơn 11 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Ngoài ra, thị trường còn nhận được lực đỡ từ một số mã tăng tốt trong nhóm HNX30 như TV2 tăng hơn 7,8% lên mức 179.500 đồng/CP, VCS tăng 0,87% lên mức 221.100 đồng/CP, PVI tăng 2,7% lên mức 38.000 đồng/CP, PGS tăng 1,12% lên mức 36.000 đồng/CP, CEO tăng 4,42% lên mức 11.800 đồng/CP…
Mặt khác, PVS vẫn chưa thoát khỏi đà giảm sâu 4,6% xuống mức 29.200 đồng/CP và khớp hơn 10 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản trên sàn HNX.
Trên sàn UPCoM, không rung lắc như 2 sàn chính, chỉ số trên sàn này đã duy trì đà tăng ổn định trong suôt cả phiên sáng.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (+0,9%) lên mức 59,45 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 6,48 triệu đơn vị, giá trị 121,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 1,78 triệu đơn vị, giá trị 91,94 tỷ đồng, trong đó SCS thỏa thuận 400.000 đơn vị, giá trị 62,4 tỷ đồng và IDC thỏa thuận 750.000 đơn vị, giá trị 17,63 tỷ đồng.
Cũng như các cổ phiếu khác trong ngành, LPB cũng diễn biến giằng co, tuy nhiên lực cung khá tốt đã giúp cổ phiếu này bảo toàn sắc xanh. Với mức tăng nhẹ 0,6%, cổ phiếu LPB chốt phiên tại mức giá 17.700 đồng/CP và khối lượng giao dịch dẫn đầu sàn UPCoM với 1,86 triệu đơn vị.
Đứng thứ 2 về thanh khoản là HVN với gần 1,7 triệu đơn vị được chuyển nhượng và chốt phiên tại mức giá 56.200 đồng/CP, tiếp tục ghi nhận thêm phiên giảm điểm với mức giảm 5,55%.
Trái với diễn biến không mấy tích cực của HVN, nhiều mã lớn khác đã tăng khá tốt, hỗ trợ đà tăng cho thị trường như DVN, VGT, MSR, MCH, SCS, VIB, QNS,PVO...