Trong phiên sáng hôm qua, VN-Index giữ được sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn như VCB, BID, CTG, GAS, BHN, ROS, NVL, HPG, DPM, nhưng thanh khoản thị trường bị tắc do dòng tiền đứng ngoài quan sát.
Sang đến phiên chiều, tình hình cũng không có nhiều cải thiện, sự rụt rè của dòng tiền khiến diễn biến thị trường diễn ra rất ảm đạm. Do đó, ngay khi lực cung vừa chớm gia tăng, VN-Index đã không chịu nổi sức ép và quay đầu giảm điểm.
Chỉ may nhờ BHN, GAS, VCB, BID, ROS, HPG đứng vững, MSN kịp hồi phục trở lại, đà giả của thị trường mới được hãm bớt.
Theo nhận định của một số công ty Chứng khoán, VN-Index đang trong giai đoạn tích lũy sideway quanh vùng 800-805 điểm.
Cùng với đó, dòng tiền còn có thể sẽ tiếp tục yếu đi bởi xu hướng điều chỉnh vào cuối năm của thị trường trong nhiều năm gần đây, và mua báo báo kết quả kinh doanh được dự đoán sẽ không tạo được sức bật lớn, một phần do giới đầu tư đã dự báo được và giá cổ phiếu đã tăng.
Hơn thế nữa, biên độ giữa giá thực tế và giá mụa tiêu theo định giá không quá lớn để tạo cú hích cho thị trường…
Ngoài ra, phiên hôm qua khối ngoại cũng đã có phiên giao dịch mua bán thấp nhất từ đầu năm, giảm hơn gần 90% về lượng và hơn 50% về giá trị so với phiên 29/9.
Mở cửa phiên sáng nay (3/10), lực cầu được hấp thụ tốt đã khiến VN-Index chớm xanh.
Các mã được chú ý gần đây như FIT, LDG, DXG, HAI, HQC, CCL đều giảm mạnh, trong đó FIT có phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp, LDG cũng bị bán mạnh và về mức giá sàn sau 30 phút giao dịch, đây cũng là 2 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất HOSE với lần lượt 2,6 và 2,4 triệu đơn vị được khớp. Các mã còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên HOSE, giao dịch dường như giằng co, khi số mã tăng bằng với số mã giảm là 12.
Trong đó, các cổ phiếu bất động sản phân hóa, với VIC tăng 2%, NVL, ROS tăng nhẹ…, trong khi CTD, HBC, DXG đều giảm.
Tương tự diễn biến phân hóa tại nhóm Ngân hàng, khi ACB, BID, CTG, VCB tăng, thì EIB, NVB, SHB, STB, và VPB giảm, MBB đứng tham chiếu.
Một vài mã vốn hóa lớn như BVH, SAB, PLX… vẫn duy trì được sự tích cực và giữ được VN-Index trên mốc tham chiếu.
Trên sàn HNX, diễn biến thực sự xấu, khi 8 trong 10 mã thanh khoản cao nhất đều đỏ rực, với những cái tên quen thuộc như KLF, PVX, PVS, SHB…
Đáng chú ý, cổ phiếu NVB sau nhiều phiên giao dịch lình xình, hôm nay bất ngờ bị bán mạnh, giảm 1,4% và khớp hơn nửa triệu đơn vị, đứng thứ 3 thanh khoản trên HNX.
Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng ở nhóm VN30 khiến VN-Index không thể giữ được đến cuối phiên. Trong khi đó, HNX-Index ngày càng nới rộng đà giảm.
Chốt phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm 1,13 điểm (-1,14%), xuống 801,10 điểm với 87 mã tăng và 172 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 81,56 triệu đơn vị, giá trị 1.615,41 tỷ đồng, tăng 42,21% về khối lượng và tăng 30,32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,75 triệu đơn vị, giá trị 120 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,43%) xuống 107,05 điểm với 42 mã tăng và 89 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 25,94 triệu đơn vị, giá trị 254 tỷ đông, giảm 8,85% về khối lượng và giảm 2,57 % về giá trị so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận chỉ hơn 160.000 đơn vị, giá trị hơn 4,4 tỷ đồng.
Diễn biến trên HOSE khá giống với HNX sáng nay, khi hầu hết các mã thanh khoản cao đều giảm điểm và thuộc nhóm thị trường.
Cụ thể, LDG và FIT đã thoát khỏi mức giá sàn, nhưng chốt phiên, LDG vẫn giảm 4% về 14.000 đồng/cổ phiếu và khớp gần 3,5 triệu đơn vị, FIT giảm 5,6% về 7.800 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 6,5 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản.
FLC giảm 0,4% về 7.230 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh hơn 5 triệu cổ phiếu. Các mã khác như HQC, DXG, OGC, SCR, HAI, CCL…đều giao dịch trong sắc đỏ.
Đáng chú ý, HAR sau thông tin quyết định thông qua việc thoái vốn tại Công ty TNHH Miền Đồng Thảo và CTCP Glenwood Horeca để tái cơ cấu cho hoạt động M&A thời gian tới, đã tăng trần 6,9% lên 12.450 đồng và khớp hơn 400.000 đơn vị, chấm dứt 4 phiên liên tiếp giảm trước đó.
Trên HNX, trong các mã có thanh khoản tốt nhất thị trường là KLF, SHB, PVS, HKB..., chỉ duy nhất PVX đảo chiều thành công.
Kết phiên sáng, PVX tăng 4% lên 2.600 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh dẫn đầu với 5,2 triệu đơn vị.
NVB cũng bật mạnh từ mức sàn lên chốt phiên đứng tham chiếu 7.200 đồng và khớp 560.000 đơn vị.
Trên sàn UPCoM, UPCoM-Index sau ít phút tăng nhẹ đã giao dịch trở lại trong sắc đỏ gần như trong suốt phiên sáng.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,61%), xuống 53,48 điểm với 5,21 triệu đơn vị được khớp, giá trị 96,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận hơn 61.000 đơn vị, giá trị 2,28 tỷ đồng.
GEX vẫn là điểm tựa chính với hơn 2,2 triệu cổ phiếu được khớp, dẫn đầu thanh khoản và tăng 0,9% lên 23.000 đồng/cổ phiếu.
TOP đứng tham chiếu ở 1.900 đồng và hớp hơn 700.000 đơn vị; SBS tăng 4,5% và khớp hơn 550.000 đơn vị. Còn lại trong top 10 đều giảm điểm.