Các dự báo tỏ ra chính xác hơn là bởi sự thận trọng của nhà đầu tư đã diễn ra trong cả tuần trước. Bên bán không muốn bán giá thấp và bên mua không muốn bán giá cao.
Về phân tích cơ bản, cũng không có thông tin vĩ mô đáng chú ý bởi nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội quý II cũng đã được công bố trong tuần trước. Và thông tin chung là theo chiều hướng tích cực, chứ chưa đạt mực lạc quan.
Còn về mặt kỹ thuật, trong phiên cuối tuần qua, ngưỡng kháng cự tâm lý 580 điểm đã có thời điểm bị phá, nhưng vì lực cầu không mạnh nên chỉ số này đã điều chỉnh ngay sau đó.
Nhiều CTCK cho rằng động lực thị trường hiện tại vẫn còn khá yếu và cần thêm thời gian tích lũy. Thị trường có vượt được ngưỡng tâm lý 580 điểm trong tuần này hay không nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải phụ thuộc vào diễn biến của các cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn như GAS, MSN, VNM. Vì thế tâm lý thận trọng sẽ tăng cao khi các chỉ số áp sát ngưỡng kháng cự mạnh này.
Cả 3 loại phân tích gồm: cơ bản, kỹ thuật và tâm lý đều cho kết quả là thị trường đang trong trạng thái sideway với biên độ hẹp (+/- 10 điểm của VN-Index). Và tổng hợp của các phân tích đó đã phản ánh khá rõ nét trong hơn nửa đầu phiên giao dịch sáng.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,56 điểm (-0,1%) xuống mức 578,26 điểm,. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,13 triệu đơn vị, trị giá 24,74 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, các cổ phiếu lớn đã dần phục hồi giúp VN-Index quay đầu tăng điểm. Trong nhóm VN30, các mã lớn như GAS, FPT, HAG, REE, SSI, EIB, STB… đang có được sắc xanh, còn MSN, VIC, VNM… đứng tham chiếu, trong khi chỉ có 3 mã giảm là PVD, VSH và BVH. Tuy nhiên, giao dịch tại nhóm này vẫn khá chậm khi chỉ có SSI và PET là đạt trên 1 triệu đơn vị khớp lệnh.
Đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HQC đang hút mạnh dòng tiền khi đã khớp trên 3,3 triệu đơn vị và tăng 400 đồng lên 8.200 đồng/CP. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thông tin HQC phát hành tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng.
Trên HNX, diễn biến tương tự như HOSE khi giao dịch cũng diễn ra khá chậm. Đáng chú ý có NVB khi mã này được kéo lên mức trần 7.100 đồng ngay từ đầu phiên.
Trong thời gian cuối của phiên sáng, các bên mua bán vẫn rình rập khiến một loạt các mã tăng ở phiên sáng như EIB, CTG, FPT, HAG… quay đầu về tham chiếu, thậm chí giảm điểm như HPG, KDC, PVT… Tuy nhiên, đúng như dự đoán của các CTCK, các mã trụ như GAS, VIC tăng điểm giúp VN-Index giữ được “thành quả” vượt ngưỡng 580 điểm.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 1,35 điểm (+0,23%) lên mức 580,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,87 triệu đơn vị, giá trị 546,84 tỷ đồng. Toàn sàn có 100 mã tăng, 65 mã giảm và 134 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 0,17% (-0,03%) xuống 616,81 điểm, với 11 mã tăng, 7 mã giảm và 11 mã đứng giá.
HNX-Index cũng tăng 0,38 điểm (+0,49%) lên mức 77,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,064 triệu đơn vị, giá trị 335,56 tỷ đồng. Toàn sàn có 75 mã tăng, 65 mã giảm và 220 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index tăng 1,53% (+0,98%) xuống 157,76 điểm, với 14 mã tăng, 8 mã giảm và 6 mã đứng giá.
Trên HOSE, việc các mã lớn không đồng thuận khiến VN-Index tưởng chừng một lần nữa để tuột mốc 580 điểm. Nhưng nhờ sự ổn định của GAS và gia tăng đúng lúc của VIC giúp chỉ số trụ vững tại ngưỡng quan trọng này. GAS tăng tăng 1.000 đồng lên 113.000 đồng/CP, VIC tăng 500 đồng lên 64.000 đồng/CP. VNM có lúc đã tăng 1 bước giá, nhưng lại giảm về tham chiếu ở những phút cuối.
SSI và PET đạt thanh khoản cao nhất trong nhóm VN30 khi lần lượt đạt 1,5 triệu và 1,37 triệu đơn vị khớp lệnh. PET tăng 500 đồng lên 17.500 đồng/CP, còn SSI tăng nhẹ 100 đồng lên 26.000 đồng/CP.
HQC vẫn được giao dịch khá tốt khi khớp được hơn 3,89 triệu đơn và giữ nhịp tăng 300 đồng lên 8.100 đồng/CP. Trong khi FLC tăng 100 đồng lên 11.200 đồng/CP nhưng giao dịch chậm hơn và khớp được 2,9 triệu đơn vị. Còn ITA thậm chí quay đầu giảm 100 đồng xuống 8.000 đồng/CP và khớp 1,13 triệu đơn vị.
Trên HNX, đà tăng phiên sáng nay ấn tượng hơn so với HOSE do nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt như VND, SHS, SHB, KLS, SCR, PVS… đồng loạt tăng điểm, thanh khoản khá cao. Trong đó giao dịch mạnh nhất là SHB với hơn 4,37 triệu đơn khớp lệnh và tăng 500 đồng lên 9.800 đồng/CP. Mã VND tăng 700 đồng lên 16.400 đồng/CP và khớp 1,33 triệu đơn vị, KLS tăng 100 đồng lên 12.200 đồng/CP khớp 2,03 triệu đơn vị.
PVX vẫn giậm chân tại tham chiếu và nhưng cũng kip khớp được 3,12 triệu đơn vị.
Trong khi đó, NVB tiếp tục duy trì mức trần, nhưng không có giao dịch thêm, vẫn chỉ có 200 đơn vị khớp lệnh.