Thị trường tiếp tục có tuần giao dịch khởi sắc thứ 2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Vẫn là các mã bluechip và các mã vốn hóa dẫn dắt, các chỉ số đã liên tiếp phá vỡ các mốc kháng cự cao hơn qua từng phiên giao dịch. Chỉ tính trong 10 phiên giao dịch vừa qua, VN-Index đã tăng tới hơn 90 điểm, tương ứng tăng gần 10% và kết phiên cuối tuần qua (22/2) tại mức 988,91 điểm.
Trong đó, bên cạnh dòng tiền trong nước chảy mạnh, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài cũng khá sôi động, đặc biệt giao dịch đột biến ở một số mã bluechip, cũng đã hỗ trợ tốt cho tâm lý thị trường.
Theo quan điểm của ông Phạm Đức Hoàng, Phụ trách phân tích, CTCK Agriseco, thị trường đã có dấu hiệu khá nóng thời gian vừa rồi dựa trên dòng tiền vào thị trường khá tốt, nhưng không thể phủ nhận là thị trường đang chạy theo những biến động tích cực chung của chứng khoán thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Mới đây, Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ hoãn việc tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, dự kiến được áp đặt vào ngày 1/3, viện dẫn "những tiến triển đáng kể" trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung trong cuối tuần này.
Tổng thống Trump cho biết, ông sẽ lên kế hoạch một cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm ký kết một thỏa thuận khi cho rằng cả hai bên đều đạt được tiến triển.
Với thông tin trên, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các thị trường chứng khoán châu Á đều phản ứng tích cực, thậm chí chứng khoán Trung Quốc còn tăng hơn 3%.
Với diễn biến tích cực trong nước cùng những thông tin khởi sắc từ thị trường quốc tế, chứng khoán Việt tiếp tục bước vào tuần giao dịch mới khá hứng khởi. Dòng tiền tham gia khá mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch 25/2 và tiếp tục hướng tới các mã bluechip giúp thị trường bật cao.
Sau hơn 1 giờ tăng vọt và tiến sát mốc 1.000 điểm, thị trường đang dần đuối sức trước áp lực bán dần xuất hiện khiến nhiều mã hạ độ cao, đặc biệt là một số mã bluechip và vốn hóa lớn. Điển hỉnh như GAS đang dần lùi về mốc tham chiếu, bộ đôi lớn nhà Vin là VIC-VHM cũng chỉ còn nhích nhẹ, thậm chí VRE, SAB đảo chiều giảm…
Bên cạnh đó, dòng bank cũng trở nên lình xình khi các mã VCB, CTG chỉ tăng nhẹ, BID đứng tại mốc tham chiếu, còn STB, MBB đảo chiều giảm, cũng đã tác động thiếu tích cực cho đà tăng của thị trường.
Thị trường tiếp tục có tuần giao dịch khởi sắc thứ 2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Vẫn là các mã bluechip và các mã vốn hóa dẫn dắt, các chỉ số đã liên tiếp phá vỡ các mốc kháng cự cao hơn qua từng phiên giao dịch. Chỉ tính trong 10 phiên giao dịch vừa qua, VN-Index đã tăng tới hơn 90 điểm, tương ứng tăng gần 10% và kết phiên cuối tuần qua (22/2) tại mức 988,91 điểm.
Trong đó, bên cạnh dòng tiền trong nước chảy mạnh, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài cũng khá sôi động, đặc biệt giao dịch đột biến ở một số mã bluechip, cũng đã hỗ trợ tốt cho tâm lý thị trường.
Theo quan điểm của ông Phạm Đức Hoàng, Phụ trách phân tích, CTCK Agriseco, thị trường đã có dấu hiệu khá nóng thời gian vừa rồi dựa trên dòng tiền vào thị trường khá tốt, nhưng không thể phủ nhận là thị trường đang chạy theo những biến động tích cực chung của chứng khoán thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Mới đây, Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ hoãn việc tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, dự kiến được áp đặt vào ngày 1/3, viện dẫn "những tiến triển đáng kể" trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung trong cuối tuần này. Theo đó, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ lên kế hoạch một cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm ký kết một thỏa thuận khi cho rằng cả hai bên đều đạt được tiến triển.
Với diễn biến tích cực trong nước cùng những thông tin khởi sắc từ thị trường quốc tế, chứng khoán Việt tiếp tục bước vào tuần giao dịch mới khá hứng khởi. Dòng tiền tham gia khá mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch 25/2 và tiếp tục hướng tới các mã bluechip giúp thị trường bật cao.
Sau hơn 1 giờ tăng vọt và tiến sát mốc 1.000 điểm, thị trường đang dần đuối sức trước áp lực bán dần xuất hiện khiến nhiều mã hạ độ cao, đặc biệt là một số mã bluechip và vốn hóa lớn. Điển hỉnh như GAS đang dần lùi về mốc tham chiếu, bộ đôi lớn nhà Vin là VIC-VHM cũng chỉ còn nhích nhẹ, thậm chí VRE, SAB đảo chiều giảm…
Bên cạnh đó, dòng bank cũng trở nên lình xình khi các mã VCB, CTG chỉ tăng nhẹ, BID đứng tại mốc tham chiếu, còn STB, MBB đảo chiều giảm, cũng đã tác động thiếu tích cực cho đà tăng của thị trường.
Chốt phiên sáng nay, sàn HOSE có 176 mã tăng và 109 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 6,85 điểm (+0,69%) lên 995,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 127,22 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.978,38 tỷ đồng, tăng 11,08% về lượng và 13,18% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước.
Giao dịch thỏa thuận đạt 25,77 triệu đơn vị, giá trị 554,4 tỷ đồng, trong đó EIB thỏa thuận 6,55 triệu đơn vị, giá trị 102,5 tỷ đồng; FPT thỏa thuận 6,55 triệu đơn vị, giá trị 268,28 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, nhà Vin sau những phiên khởi sắc đã giao dịch không mấy tích cực trong phiên sáng nay. Trong khi VIC đứng giá tham chiếu thì VHM và VRE đang giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm tương ứng 0,1% xuống 93.000 đồng/CP và giảm 2,6% xuống 34.100 đồng/CP.
Bên cạnh đó, dòng bank vẫn duy trì trạng thái đi ngang đến hết phiên khi hầu hết chỉ nhích nhẹ với mức tăng chưa tới 0,5%, ngoại trừ VCB và CTG cùng tăng hơn 1,4%.
Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn, cặp song kiếm hợp bích đôi VNM và MSN đang là bệ đỡ chính cho thị trường. Trong khi VNM tăng 2% lên mức 151.900 đồng/CP thì MSN cũng tăng vọt 3,7% và chốt phiên tại mức giá 91.700 đồng/CP.
Một trong những điểm sáng trong nhóm VN30 là cổ phiếu DHG. Cổ phiếu này đã có chuỗi ngày tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đặc biệt, sau thông tin doanh nghiệp Nhật Bản – Taisho Pharmaceutical mua thành công gần 1 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 34,99%, cổ phiếu DHG đã tiếp tục tăng vọt lên kịch trần trong phiên sáng nay.
Như vậy, tính trong 11 phiên vừa qua, DHG đã tăng 28,2% và riêng phiên sáng nay, DHG tăng 7% lên mức giá trần 109.100 đồng/CP. Thanh khoản của DHG cũng tăng vọt với khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay đạt hơn 1 triệu đơn vị, cao nhất trong nhiều năm qua.
Mặt khác, cổ phiếu HPG vẫn giao dịch sôi động với vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE, đạt 6,84 triệu đơn vị và chốt phiên tại mức giá 35.100 đồng/CP, tăng 3,54%. Đây cũng là mã được nhà đầu tư nước ngoài săn đón nhất trong phiên sáng nay khi được mua ròng hơn 1,22 triệu đơn vị.
Còn HSG đã mất sắc tím nhưng vẫn tăng mạnh 6% lên mức 8.450 đồng/CP và khớp 3,67 triệu đơn vị. Ngoài ra, nhiều mã nhỏ quen thuộc khác như HQC, FLC, ITA, HAG, HNG, AMD, SCR… cũng đều chốt phiên trong sắc xanh nhạt.
Tương tự, sàn HNX sau vượt mốc 108 điểm cũng đã hạ độ cao.
Chốt phiên, sàn HNX có 45 mã tăng và 52 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 0,74 điểm (+0,7%) lên 107,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,15 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 245,72 tỷ đồng, giảm 17,18% về lượng và 14,45% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận chỉ gần 1 triệu đơn vị, giá trị 9,63 tỷ đồng.
Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HNX, các mã khởi sắc là lực đỡ chính cho thị trường như ACB tăng 1,3% lên 30.900 đồng/CP, PVI tăng 1,2% lên 33.600 đồng/CP, PVS tăng 1,5% lên 20.600 đồng/CP, SHB tăng 1,3% lên 7.700 đồng/CP, VCS tăng 0,2% lên 63.800 đồng/CP.
Trong khi đó VGC, NTP, PHP, DL1 đứng giá tham chiếu. Ngoại trừ DGC giảm 0,9% xuống 42.600 đồng/CP và VCG giảm 0,4% xuống 27.400 đồng/CP.
Cặp đôi lớn ngành ngân hàng là SHB và ACB dẫn đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 3,29 triệu đơn vị và 2,89 triệu đơn vị.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, đáng chú ý PVX tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp với giao dịch khá tích cực. Chốt phiên, PVX tăng 9,1% lên 1.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 1,2 triệu đơn vị, đứng thứ 4 về thanh khoản trên sàn HNX và còn dư mua trần hơn 1,88 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, trái với giao dịch khởi sắc trên 2 sàn niêm yết, sau diễn biến giằng co khá mạnh đầu phiên, chỉ số UPCoM-Index đã chính thức quay đầu đi xuống.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,15%) xuống 55,47 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 3,62 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 72,97 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chỉ đạt hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 11,63 tỷ đồng.
Sau 4 phiên liên tiếp giảm điểm, cổ phiếu BSR đã lấy lại sắc xanh trong phiên sáng đầu tuần. Với mức tăng 1,4%, BSR tạm đứng tại mức giá 14.200 đồng/CP và khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường, đạt 905.500 đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản là VGT với 706.700 đơn vị được giao dịch và chốt phiên giảm 3,39% xuống 11.400 đồng/CP; LPB đứng giá tham chiếu và khối lượng giao dịch đạt 615.500 đơn vị.