Phiên giao dịch sáng ngày hôm qua ghi nhận lần đầu tiên sau hơn 11 năm, chỉ số VN-Index mới lại 1 lần nữa vươn lên ngưỡng 1.170 điểm, nhưng đến hết phiên lại không giữ được mốc này do một số cổ phiếu vốn hóa lớn đuối sức,
Sang đến phiên chiều, nhận được sự đồng thuận lớn từ VNM và VCB, VN-Index đã bật tăng trở lại, thậm chí còn vọt qua ngưỡng 1.172 điểm.
Tuy nhiên, áp lực chốt lời tại vùng giá cao đã xảy ra, VN-Index rung lắc, bị đẩy xuống và đóng cửa sát ngưỡng 1.170 điểm.
Theo SHS, nếu VN-Index đóng cửa vượt trên mức 1.170 điểm thì thị trường sẽ chính thức vượt đỉnh lịch sử sau hơn 11 năm chờ đợi và có thể xác nhận bước vào một xu hướng uptrend mới, chứ không chỉ đơn thuần là hồi phục về đỉnh cũ như giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, điều này dự báo sẽ là khá khó khăn vì áp lực cung vùng giá cao sẽ tăng dần khi chỉ số tiến hành thử thách đỉnh lịch sử.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (22/3), diễn biến tương tự như phiên sáng qua lặp lại, khi lực mua kỹ thuật xuất hiện mạnh ngay từ khi mở cửa, VN-Index lao nhanh lên và vọt qua 1.180 điểm, trước khi bị đẩy lùi lại đôi chút về 1.175 điểm, và xoay quanh ngưỡng này sau hơn 1 giờ giao dịch.
Điểm tích cực là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang đồng loạt tăng, trừ VCB, cùng nhóm bluechip VN30 đang hoạt động khá hiệu quả, khi đà giảm chỉ còn ở một vài mã như ROS, CTD, BMP và MBB…
Bên cạnh đó, độ rộng thị trường nói chung cũng đang nghiên hẳn về số mã tăng (131 mã tăng và 74 mã giảm).
Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn vẫn xảy ra, khi thanh khoản cao trên HOSE đang là STB, FLC, CTG, SCR, FIT, HPG…
Sau gần 2 giờ giằng co mạnh quanh ngưỡng 1.177 điểm, VN-Index bất ngờ lao mạnh xuống sát mốc tham chiếu do áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng. Sắc đỏ bao trùm trên bảng điện tử và chiếm thế áp đảo so với sắc xanh.
Tuy nhiên, về cuối phiên, với đà tăng của VNM, VIC, GAS, BID, SAB đã giúp VN-Index quay đầu tăng trở lại và đóng cửa phiên sáng ở mức cao kỷ lục mới.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 107 mã tăng và 152 mã giảm, VN-Index tăng 6,26 điểm (+0,54%), lên 1.175,62 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 130,44 triệu đơn vị, giá trị 3.737,32 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng và chỉ tăng nhẹ về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 5,26 triệu đơn vị, giá trị 180,86 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sang nay chỉ còn giảm điểm nhẹ ở 2 mã ngân hàng là VCB giảm 0,4% xuống 73.200 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2 triệu đơn vị và CTG giảm 0,1% xuống 36.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 5,25 triệu đơn vị, còn lại đều tăng.
Cụ thể, VNM tăng 0,4% lên 209.900 đồng/cổ phiếu; VIC tăng 1,9% lên 110.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,2 triệu đơn vị; GAS tăng 3% lên 131.000 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 2,2% lên 231.000 đồng/cổ phiếu; BID tăng 1,7% lên 44.250 đồng/cổ phiếu, khớp 1,46 triệu đơn vị; MSN tăng 1,1% lên 103.500 đồng/cổ phiếu; 2 mã PLX và VRE đều cùng tăng 0,58% lên 87.400 đồng và 51.800 đồng/cổ phiếu và có gần 1 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng ngoài trên HOSE ngoài BID nêu trên thì chỉ còn VPB và IEB tăng, còn lại đều bị chốt lời. VPB tăng 0,5% lên 65.300 đồng/cổ phiếu, khớp 1,74 triệu đơn vị; EIB tăng 0,3% lên 14.550 đồng/cổ phiếu.
STB giảm 0,6% xuống 16.150 đồng/cổ phiếu, khớp 7 triệu đơn vị; MBB giảm 0,8% xuống 36.500 đồng/cổ phiếu, khớp 3,68 triệu đơn vị; HDB giảm 1,1% xuống 43.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,6 triệu đơn vị.
Trong nhóm VN30, số mã giảm gia nhập vào sắc đỏ hôm nay đáng kể nhất là ROS, khi mã này giảm 4,4% xuống 148.900 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 1,8% xuống 111.000 đồng/cổ phiếu; CTD giảm 0,8% xuống 170.500 đồng/cổ phiếu; BMP giảm 1,7% xuống 76.300 đồng/cổ phiếu; SBT giảm 0,8% xuống 18.400 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 2,33 triệu đơn vị; HPG giảm 0,2% xuống 62.900 đồng/cổ phiếu, khớp 4,1 triệu đơn vị; SSI giảm 0,1% xuống 40.900 đồng/cổ phiếu, khớp 2,8 triệu đơn vị.
Trong khi tăng điểm đáng kể ngoài một số mã vốn hóa lớn nằm trong top thì đáng chú ý chỉ có NVL, khi tăng 0,7% lên 82.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2,6 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường sáng nay điểm sáng chỉ còn lại FLC, FIT, HAG, HNG, NVT, … với FLC khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 11,7 triệu đơn vị khớp lệnh; FIT có hơn 5 triệu đơn vị, tròn khi NVT giữ sắc tím và có hơn 700.000 đơn vị khớp lệnh.
Còn lại nhóm cổ phiếu bất động sản như HAR, IDI, KBC, HQC, DIG, LDG, HBC giảm điểm, trong khi tăng chỉ còn DXG, PDR…
Trên sàn HNX, diễn biến rung lắc lại có phần mạnh hơn so với sàn HOSE, và chỉ số HNX-Index đã rơi xuống tham chiếu, chốt phiên trong sắc đỏ khi chỉ một mình VPS là không đủ để bù đắp cho áp lực chốt lời đến từ nhiều mã cổ phiếu lớn khác.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 64 mã tăng và 63 mã giảm, HNX-Index giảm 0,77 điểm (-0,57%), xuống 134,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,36 triệu đơn vị, giá trị 684,63 tỷ đồng, giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,15 triệu đơn vị, giá trị 7,6 tỷ đồng.
Top 10 mã thanh khoản tốt nhất sàn ngoài PVS tăng thì sắc xanh chỉ còn lại ở NVB, còn lại đều giảm điểm hoặc đứng tham chiếu.
Cụ thể, SHB giảm 1,5% xuống 13.400 đồng/cổ phiếu, khớp gần 9 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HNX; ACB giảm 1,5% xuống 47.200 đồng/cổ phiếu, khớp 3,91 triệu đơn vị; CEO giảm 1,6% xuống 12.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,25 triệu đơn vị; SHS giảm 0,4% xuống 24.300 đồng/cổ phiếu, khớp gần 1 triệu đơn vị.
VCG, MBS, VGC, cũng giảm điểm, có từ hơn 500.000 đến gần 700.000 đơn vị khớp lệnh.
Một số mã đứng tham chiếu như KLF, PVX, NDN, PVI...khớp lệnh từ 250.000 đến 1,1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, PVS tăng 3,1% lên 26.300 đồng/cổ phiếu, khớp gần 6,5 triệu đơn vị; NVB tăng 4,2% lên 10.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 660.000 đơn vị.
Trên sàn UpCoM, diễn biến tương đồng với HNX, khi chỉ số của sàn chỉ le lói sắc xanh trong gần 1 giờ, sau đó lao xuống tham chiếu và chốt phiên trong sắc đỏ.
Cả 3 mã thanh khoản tốt nhất sàn đều bị chốt lời có POW, BSR và LPB. Cụ thể, POW giảm 1,8% xuống 16.500 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 1,17 triệu đơn vị; BSR giảm 2,2% xuống 26.900 đồng/cổ phiếu, khớp gần 760.000 đơn vị; LPB giảm 1,8% xuống 16.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 660.000 đơn vị.
Một số mã giảm điểm khác đáng chú ý còn có OIL (-1,8% xuống 21.700 đồng); VIB (-0,8% xuống 39.500 đồng); DVN (-0,5% xuống 20.700 đồng).
Trong khi đó, HVN, ACV và QNS đều tăng, nhưng thanh khoản đều suy giảm. HVN chỉ có 486.000 đơn vị khớp lệnh, chốt phiên tăng 0,8% lên 48.300 đồng/cổ phiếu; ACV tăng 1,2% lên 91.000 đồng/cổ phiếu; QNS tăng 1,9% lên 59.800 đồng/cổ phiếu, 2 mã này thanh khoản khớp lệnh dưới 100.000 đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,32%), xuống 60,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh chỉ có hơn 6 triệu đơn vị, giá trị 123,92 tỷ đồng, giảm mạnh 63% về khối lượng và 58% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 217.000 đơn vị, giá trị gần 5 tỷ đồng.