Trong phiên hôm qua, áp lực bán gia tăng và lan rộng khiến VN-Index thủng mốc 740 điểm ngay khi mở cửa, Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc sau đó giúp đà giảm được thu hẹp đáng kể.
Càng giao dịch, lực bán bán gia tăng, nhất là ở nhóm bluechip khiến thị trường tiếp tục tụt sâu và thêm một lần chỉ số thủng 740 điểm và cũng tương tự phiên sáng, khi bật trở lại, mặc dù vậy đóng cửa vẫn mất gần 14 điểm.
Theo nhận định của MBS thì tác động của dịch Covid-19 đang diễn ra ngoài mức dự báo của giới đầu tư và khiến chứng khoán thế giới tiếp tục có những sự xáo trộn và khó đoán, dao động tăng/giảm với biên độ lớn với xu hướng chính vẫn là giảm điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 17/3, diễn biến những phút đầu khi mở cửa tương đối giống phiên sáng hôm qua, khi chỉ số đổ đèo nhanh, giảm hơn 25 điểm và đe dọa thủng mốc 720 điểm ngay trong đợt khớp lệnh ATO, nhưng sau đó, một số bluechip thu hẹp đà giảm đã đưa VN-Index hãm bớt đà giảm và leo lên trên 735 điểm.
Nhà đầu tư bán mạnh bluechip, và dịch chuyển dòng tiền sang nhóm cổ phiếu thị trường, khiến hàng loạt mã tăng trần từ sớm như HQC, HAI, DLG, TSC, FIT, LMH, HAR, FTM, QCG, VRC, AMD…
Trong đó, AMD, HQC, HAI, QCG đều đang trong tình trạng dư mua giá trần với khối lượng khá lớn, đặc biệt AMD bứt hẳn lên với gần 12 triệu cổ phiếu.
Tân binh GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chào sàn HOSE phiên hôm nay với giá tham chiếu 11.560 đồng không thoát khỏi xu hướng chung, khi giảm mạnh, có thời điểm chạm mức giá sàn 9.260 đồng, trước nay nảy lên đôi chút sau đó, mất hơn 10%.
Việc VN-Index xuống vùng 720 điểm đã kích thích dòng tiền bắt đáy gia tăng, giúp VN-Index quay đầu trở lại ngưỡng 740 điểm khi chốt phiên sáng. Đa số các bluechip thu hẹp đáng kể đà giảm, thậm rổ VN30 còn có 6 mã đảo chiều tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 137 mã tăng và 202 mã giảm, VN-Index giảm 6,92 điểm (-0,93%), xuống 740,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 172,28 triệu đơn vị, giá trị 2.317,76 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 54,28 triệu đơn vị, giá trị 711,5 tỷ đồng.
Như đã đề cập, có 6 bluechip kết phiên trong sắc xanh là PLX +4,1% lên 38.300 đồng; FPT +0,8% lên 47.950 đồng; EIB +0,6% lên 16.100 đồng; SSI +0,4% lên 13.350 đồng; SBT +3% lên 15.250 đồng; REE +2,5% lên 28.750 đồng. Trong khi đó, HPG TCB và VJC hồi về tham chiếu.
Giảm sâu đáng kể có VRE -5,7% xuống 22.350 đồng; PNJ -4,7% xuống 54.600 đồng; MBB -2,1% xuống 16.100 đồng; CTG -2% xuống 20.100 đồng.
Còn lại giảm từ 1 - 2% như VCB, VHM, VNM, GAS, SAB, MSN… Đáng chú ý, VPB có thời điểm chạm giá sàn, nhưng kết phiên chỉ còn giảm 1,2% xuống 20.700 đồng.
Thanh khoản nhóm ngân hàng khá tốt, trong đó MBB có hơn 4,8 triệu đơn vị khớp lệnh; STB có 4,76 triệu đơn vị; CTG có 4,5 triệu đơn vị; VPB có 4,35 triệu đơn vị. Tiếp theo là HPG với 3,5 triệu đơn vị; ROS có 2,4 triệu đơn vị; SSI có 1,82 triệu đơn vị...
Nhóm cổ phiếu thị trường duy trì sức hút, đón nhận dòng tiền mạnh và giữ sắc tím như DLG, HQC, HAI, TSC, FIT, LMH, SJF, HAR, QCG, FTM, AMD, VRC...
Trong đó, DLG khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 10,5 triệu đơn vị; HQC khớp hơn 5,7 triệu đơn vị, dư mua giá trần 6,08 triệu đơn vị; HAI khớp 1,4 triệu đơn bị, dư mua giá trần 3,7 triệu đơn vị; QCG khớp 0,3 triệu đơn vị, dư mua trần 2,03 triệu đơn vị; AMD chỉ khớp được hơn 0,11 triệu đơn vị và dư mua trần khối lượng lớn nhất với hơn 11,68 triệu đơn vị.
Trái lại, KSB, HID, DRH, PXS, hay YEG, TDW, CRE, C47 giảm sàn.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có diễn biến tương tự, khi giảm mạnh ngay khi mở cửa, sau đó hồi dần lên và gần chạm tới tham chiếu khi kết phiên.
Mặc dù vậy, nhiều cổ phiếu lớn vẫn đa số giảm như VCG -1,6% xuống 24.500 đồng; PVI -1,4% xuống 29.300 đồng; PVS -0,9% xuống 10.700 đồng; NVB -1,2% xuống 8.500 đồng; CEO -1,4% xuống 6.900 đồng; SHS -3,1% xuống 6.300 đồng; MBS -6,4% xuống 8.800 đồng; AMV -5,4% xuống 12.300 đồng; TNG -1,5% xuống 12.900 đồng; MBG -4,3% xuống 11.200 đồng. Trong khi đó 2 mã ngân lớn ACB, SHB về tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu nhỏ tương tự trên HOSE, khi hút mạnh dòng tiền và nhiều mã tăng kịch trần như KLF, ART, HUT, DST, BII, HKB, IDJ, TKC...
Thanh khoản SHB cao nhất sàn với hơn 6,48 triệu đơn vị khớp lệnh; KLF có hơn 3 triệu đơn vị; ACB có 2,97 triệu đơn vị; MBG có 2,2 triệu đơn vị; PVS có 2 triệu đơn vị; NVB có 1,83 triệu đơn vị; ART có 1,74 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 35 mã tăng và 55 mã giảm, HNX-Index giảm 0,21 điểm (-0,21%), xuống 99,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 29 triệu đơn vị, giá trị 275 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5,06 triệu đơn vị, giá trị 39 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpcoM-Index cũng có sự hồi phục nhất định từ mức đáy thiết lập ngay đầu phiên.
Đại đa số các mã lớn hoặc có thanh khoản tốt về tham chiếu như BSR, C4G, TOP, VGT, MSR, DVN, MPC, OIL...
Trong khi chìm tong sắc đỏ có khá nhiều như LPB, VIB, CTR, VGI, QNS, ACV, VEA...
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,47%), xuống 49,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,57 triệu đơn vị, giá trị 63,54 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 13,16 triệu đơn vị, giá trị 86,5 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu từ 12,9 triệu cổ phiếu DDV ở mức giá trần, trị giá 83,85 tỷ đồng.