Bước vào vùng thử thách 995-1.000 điểm, thị trường tiếp tục trở lại với trạng thái giằng co và rung lắc. Trong phiên hôm qua (15/10), bên cạnh lực cầu khá yếu, áp lực bán nhánh chóng gia tăng mỗi nhịp hồi của thị trường khiến VN-Index hạ độ cao và đã đóng cửa với trong nhịp điều chỉnh nhẹ.
Trong bối cảnh bức tranh kết quả kinh doanh quý III/2019 đang dần lé mở, hầu hết các công ty chứng khoán nhận định thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu.
Theo phân tích kỹ thuật của MBS, xu hướng tăng của thị trường vẫn tiếp diễn, kịch bản khả dĩ lúc này là tích lũy vài phiên ở vùng cản mạnh trước khi bứt phá qua ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III có thể là nhân tố giúp thị trường thành công ở lần vượt cản này.
Bước vào phiên giao dịch sáng 16/10, mặc dù dòng tiền vẫn tham gia khá nhúc nhắc và mã lớn VHM chưa tìm lại sắc xanh, nhưng diễn biến tích cực của các cổ phiếu lớn khác đã giúp thị trường khởi sắc trở lại ngay khi mở cửa.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang là tâm điểm dẫn dắt thị trường. Trong đó, mã lớn VCB dù mở cửa đảo chiều giảm nhẹ nhưng cổ phiếu này đã nhanh chóng trở lại tỏa sáng. Sau hơn 1 giờ giao dịch, VCB tăng 1,2% và tiếp tục xác lập mức đỉnh lịch sử tại 86.200 đồng/CP.
Trong khi đó, “gia đình” nhà FLC đã bớt nóng khi lần lượt các mã đều mất sắc tím, thậm chí GAB lùi về mốc tham chiếu, HAI đảo chiều về sát mức giá sàn. Còn lượng dư mua trần cổ phiếu FLC đã được vét sạch ngay đầu phiên và hiện FLC tạm đứng tại mức giá 4.000 đồng/CP, tăng 5,8% với thanh khoản vượt trội đạt 16,44 triệu đơn vị.
Dòng tiền chưa đủ mạnh để giúp thị trường bật cao, tuy nhiên, cặp đôi lớn VCB và VNM là điểm tựa chính giúp VN-Index bảo toàn được ngưỡng kháng cự 995 vừa tạo lập.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 131 mã tăng và 152 mã giảm, VN-Index tăng 2,94điểm (+0,3%), lên 995,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 105,77 triệu đơn vị, giá trị 1.726,48 tỷ đồng, tăng 18,54% về khối lượng và đạt xấp xỉ về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 11,78 triệu đơn vị, giá trị 245,3 tỷ đồng, riêng VHM thỏa thuận 2 triệu đơn vị, giá trị 176 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết đều khởi sắc dù biên độ tăng không quá lớn như TCB tăng % lên 24.500 đồng/CP, VCB tăng % lên 86.000 đồng/CP, MBB tăng % lên 23.450 đồng/CP, CTg tăng % lên 21.950 đồng/CP, BID tăng % lên 41.550 đồng/CP…
Đáng chú ý, mã lớn VNM góp công lớn giúp thị trường giữ vững mốc 995 điểm khi tăng 1,6% và tạm đứng tại mức giá 130.400 đồng/CP. Thêm vào đó, các mã lớn GAS, MSN, SAB, VRE cũng đều có mức tăng nhẹ trên dưới 0,5%.
Trái lại, cặp đôi lớn nhà Vin là VHM và VIC trở lại điều chỉnh nhẹ, tương ứng giảm 0,7% xuống 85.800 đồng và giảm 0,3% xuống 118.000 đồng/CP.
Cổ phiếu ROS dù nhận được lực cầu tích cực từ khối ngoại khi được mua ròng hơn 1 triệu đơn vị nhưng tiếp tục bị đẩy lùi sâu do áp lực bán trong nước. Tạm chốt phiên sáng, ROS giảm 1,9% xuống 25.150 đồng/CP và khớp 8,24 triệu đơn vị.
Tâm điểm đáng chú ý là FLC. Trong khi HAI, GAB đều bị chốt lời và quay đầu giảm thì FLC dù có chút rung lắc giữ phiên nhưng đã nhanh chóng lấy lại sắc tím do lực cầu gia tăng mạnh. Hiện FLC đứng tại mức giá trần 4.050 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt 26,16 triệu đơn vị và dư mua trần gần 0,7 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, sau phiên tăng khá tốt ngày hôm qua (15/10), áp lực bán gia tăng đã khiến HNX-Index có thời điểm bị đẩy xuống dưới mốc tham chiếu, tuy nhiên, sự hỗ trợ khá tốt của bluechip đã giúp chỉ số này khởi sắc trở lại.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 31 mã tăng và 64 mã giảm, HNX-Index tăng 0,14 điểm (+0,14%), lên 106,15 điểm
Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,17 triệu đơn vị, giá trị 147,55 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,76 triệu đơn vị, giá trị 21,77 tỷ đồng.
Trong khi SHB, PVB, VCS đứng tại mốc tham chiếu thì ACB đảo chiều hồi nhẹ với mức tăng 0,4% lên 24.500 đồng/CP, CEO tăng 1,1% lên 9.600 đồng/CP, PVS tăng 0,5% lên 18.700 đồng/CP…
Đáng chú ý, quyết định thay CEO đã giúp nhà đầu tư kỳ vọng và tiếp sức cho cổ phiếu HUT tăng mạnh. Sau 2 phiên khởi sắc đầu tuần, HUT đã leo lên mức giá trần trong phiên sáng nay khi chốt phiên tại mức giá 2.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt, đạt gần 4,8 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 về thanh khoản là ACB khớp 1,41 triệu đơn vị, các mã KLF, BII, SHB và TTZ cũng khớp được hơn 1 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, diễn biến thiếu tích cực duy trì trong suốt cả phiên sáng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,25 điểm (-0,44%), xuống 56,51 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 4,39 triệu đơn vị, giá trị 59,38 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần nửa triệu đơn vị, giá trị 5,73 tỷ đồng.
Tâm điểm đáng chú ý trên thị trường UPCoM là cổ phiếu PBK có phiên giao dịch đột biến khi hơn 8,14 triệu đơn vị được giao dịch thành công và chốt phiên tăng 9% lên 10.900 đồng/CP.
Được biết, trước đó, Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam đã đăng ký bán hơn 8,14 triệu cổ phiếu nhằm mục đích thực hiện theo đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2016-2020. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh, từ ngày 15/10 đến 13/11. Như vậy, rất có thể giao dịch này đã được hoàn tất trong phiên sáng nay.