Phiên giao dịch hôm qua (13/11) VN-Index tiếp tục bay cao, suýt chinh phục thành công ngưỡng 880 điểm nhờ vào sự thăng hoa của các mã lớn, đặc biệt là VNM và VRE.
Không chỉ đột biến trong phiên thỏa thuận, thanh khoản trong phiên khớp lệnh cũng rất mạnh, tập trung vào các mã lớn.
Tuy nhiên, theo một số công ty chứng khoán, thị trường đang trong giai đoạn hưng phấn mạnh, nhưng đáng báo động là dòng tiền lại đang tập trung tại những mã có vốn hóa lớn và các mã này lại đều đàn tiến sát đến các ngưỡng kháng cự quan trong.
Trong khi đó, dấu hiệu dòng tiền bị rút ra ở nhóm vừa nhỏ chưa có dấu hiệu chấm dứt. Bằng chứng là dù VN-Index tăng mạnh, nhưng sắc đỏ vẫn đang chiếm ưu thế trên bảng điện tử.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (14/11), đúng như dự đoán, sự hưng phấn tiếp tục tăng cao, VN-Index leo thẳng lên 884 điểm chỉ sau vào phút giao dịch với sự trở lại của nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, áp lực chốt lời xuất hiện tại VNM, cũng như VRE khiến VN-Index quay đầu xuống dưới tham chiếu.
Trong đó, VNM bị bán mạnh ngay từ đầu phiên, trong khi lực cầu không còn tốt như trước nên giảm giá khi mở cửa. Hiện cổ phiếu này giảm 2,5%, xuống 179.700 đồng.
Trong khi đó, sau nhiều phiên thanh khoản đì đẹt do thiếu lực cung, VRE bất ngờ bị bán mạnh trong phiên sáng nay, nên không còn giữ được sắc tím, nhưng bù lại thanh khoản tăng vọt.
Cổ phiếu này hiện đã được khớp hơn 10 triệu đơn vị và chỉ còn tăng hơn 5%, lên 48.700 đồng.
Cổ phiếu VNM tiếp tục có giao dịch thỏa thuận lớn khi có thêm hơn 7,2 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên sáng nay với tổng giá trị hơn 1.314 tỷ đồng.
“Đóng góp” vào đà giảm còn phải kể đến, PVD, MBB, BMP, MSN, VIC, GAS…
Ngoài VRE, nhiều mã lớn khác cũng tăng giá, hỗ trợ cho thị trường như nhóm ngân hàng, ROS, SAB, GAS...
Chốt phiên sáng, với 132 mã tăng và 131 mã giảm, VN-Index tăng 4,34 điểm (+0,49%), lên 883,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 132,13 triệu đơn vị, giá trị hơn 5.910 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 30,25 triệu đơn vị, giá trị 2.791,8 tỷ đồng.
Tuy sắc xanh trên bảng điện tử chưa thực sự chiếm ưu thế với sắc đỏ, nhưng ít nhất với tín hiệu này đã phản ánh tâm lý nhà đầu tư cũng không quá e rè khi tham gia thị trường.
Mặc dù động lực đi lên của chỉ số vẫn do một số cổ phiếu vốn hóa lớn và được quan tâm trong thời gian gần đây.
Đặc biệt trong phiên sáng nay, trong nhóm VN30, có tới 23 mã tăng và chỉ 7 mã giảm, thanh khoản cũng nghiêng về các mã xanh nên dù VNM có rung lắc mạnh và giảm điểm cũng chỉ khiến VN-Index gặp khó khăn trong nửa phiên giao dịch đầu, và chốt phiên vẫn vượt lên trên 883 điểm.
Cụ thể, trong nhóm VN30, trong top các cổ phiếu có từ 1 triệu đơn vị được khớp, chỉ có 3 mã giảm là PVD, BMP và SSI, còn lại đều tăng như MBB; FPT; HSG, CTG, VCB; MWG, SBT…
Trong đó, PVD gặp áp lực chốt lời nên đã giảm nhẹ 0,6% xuống 17.700 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh dẫn đầu với 3,11 triệu đơn vị. BMP giảm 0,2% xuống 87.900 đồng/cổ phiếu và khớp 1,1 triệu đơn vị. SSI giảm 0,2% xuống 24.000 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 1,09 triệu đơn vị.
VNM hãm bớt đà đi xuống nhờ lực cầu xuất hiện, kết phiên cũng chỉ còn giảm 2,3% xuống 180.200 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 984.000 đơn vị. Khối ngoại mua hơn 13 triệu đơn vị và bán 12,6 triệu đơn vị.
Giao dịch thỏa thuận của VNM có tổng cộng 12,5 triệu đơn vị được sang tay, tổng giá trị hơn 2.325 tỷ đồng.
Các mã tăng tốt có MWG khi cộng thêm 3,6% lên 132.600 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 1,23 triệu đơn vị; GMD tăng 3,6%; CTD tăng 1,7%; SAB tăng 1,2%; DHG tăng 1,6%; VIC tăng 0,6%...
Ngoài ra, các mã thanh khoản cao và tăng nhẹ cũng góp phần tạo đà đi lên như MBB với 3 triệu đơn vị; FPT khớp hơn 2,96 triệu đơn vị; HSG và CTG khớp hơn 2 triệu đơn vị; VCB khớp 1,8 triệu đơn vị…
Trong đó, PVD gặp áp lực chốt lời nên đã giảm nhẹ 0,6% xuống 17.700 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh dẫn đầu với 3,11 triệu đơn vị. BMP giảm 0,2% xuống 87.900 đồng/cổ phiếu và khớp 1,1 triệu đơn vị. SSI giảm 0,2% xuống 24.000 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 1,09 triệu đơn vị.
VNM hãm bớt đà đi xuống nhờ lực cầu xuất hiện, kết phiên cũng chỉ còn giảm 2,3% xuống 180.200 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 984.000 đơn vị. Khối ngoại mua hơn 13 triệu đơn vị và bán 12,6 triệu đơn vị.
Giao dịch thỏa thuận của VNM có tổng cộng 12,5 triệu đơn vị được sang tay, tổng giá trị hơn 2.325 tỷ đồng.
Các mã tăng tốt có MWG khi cộng thêm 3,6% lên 132.600 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 1,23 triệu đơn vị; GMD tăng 3,6%; CTD tăng 1,7%; SAB tăng 1,2%; DHG tăng 1,6%; VIC tăng 0,6%...
Ngoài ra, các mã thanh khoản cao và tăng nhẹ cũng góp phần tạo đà đi lên như MBB với 3 triệu đơn vị; FPT khớp hơn 2,96 triệu đơn vị; HSG và CTG khớp hơn 2 triệu đơn vị; VCB khớp 1,8 triệu đơn vị…
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sự phân hóa diễn ra mạnh, nhưng may mắn là các mã tăng điểm và thanh khoản cao cũng đang có ưu thế hơn so với các mã giảm.
Điển hình như sắc xanh đang hiện hữu tại HQC, FLC, FIT, ITA… Trong đó HQC và FLC, mỗi mã khớp hơn 4,2 triệu đơn vị, thanh khoản lần lượt đứng thứ 2 và 3 trên HOSE.
Ngược lại, ASM và HAI có hơn 3,3 triệu đơn vị được khớp nhưng lại chìm trong sắc đỏ.
Phiên sáng nay, nổi sóng VRE khi đột biến giao dịch với hơn 11,76 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường, khối ngoại mua vào 8,46 triệu đơn vị và bán ra 7,44 triệu đơn vị. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,46 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, VRE tăng 5,1% lên 48.700 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index rung lắc dữ dội quanh tham chiếu, nhưng bất ngờ nhận được lực cầu lớn từ SHB và VCG, đã nhanh chóng lao thẳng lên mức cao nhất phiên, mặc dù sau đó bị hãm lại đôi chút.
SHB chốt phiên sáng nay tăng 2,6% lên 8.000 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh dẫn đầu sàn HNX với hơn 5,75 triệu cổ phiếu. VCG tăng 0,4% lên 24.800 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh chỉ đứng sau SHB với hơn 3,24 triệu cổ phiếu.
Đà tăng còn được hỗ trợ bởi KLF, ACB. Trong đó, sau phiên giảm sàn hôm qua, KLF đã tăng trở lại 2,9% và khớp 1,51 triệu đơn vị. ACB cũng tăng khá khi cộng thêm 2,5% lên 32.600 đồng/cổ phiếu và khớp 1,11 triệu đơn vị.
Đóng vai trò là lực kéo xuống chỉ có CEO và PVS, khi lần lượt giảm 1,8% và 1,2%, khớp lệnh 1,99 triệu đơn vị và 1,28 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, HNX-Index tăng 0,98 điểm (+0,92%), lên 107,77 điểm với 56 mã tăng và 67 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,7 triệu đơn vị, giá trị 360 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1,3 triệu đơn vị, giá trị 23,68 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, sắc xanh cũng trở lại với LPB sau 2 phiên liên tiếp giảm. Chốt phiên, LPB tăng 2,5% và khớp lệnh đứng đầu với 1,13 triệu đơn vị.
Các mã đứng sau cũng tăng như DVN, GSM, HCM, trong đó GSM tăng trần với hơn 400.000 đơn vị được khớp.
Các mã giảm nhưng thanh khoản thấp nên không ảnh hưởng quá nhiều đến chỉ số như HVN, SWC, ATB, ACV....
Chốt phiên sáng nay, UpCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,43%) lên 52,69 điểm với 39 mã tăng và 37 mã giảm, tổng khối lượng giao dịch hơn 5,7 triệu đơn vị, giá trị 102,9 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận hơn 815.000 đơn vị, giá trị 48,46 tỷ đồng.