Trong phiên hôm qua, ngay khi mở cửa tâm lý thận trọng của cả bên mua và bên bán khiến VN-Index giảm duy trì sắc đỏ, đánh mất mốc 960 điểm với thanh khoản thấp.
Càng về cuối phiên, bên nắm giữ càng mất kiên nhất, đồng loạt bán ra, khiến VN-Index nới rộng đà giảm, trước khi nảy trở lại trên 955 điểm. Tuy nhiên, lực bán gia tăng trong đợt ATC đẩy chỉ số trở lại, không giữ được mốc 955 điểm khi đóng cửa.
Theo nhận định của MBS thì thị trường có thể kiểm tra lại mức đáy tháng 5 trong các phiên tới, tuy nhiên, xung quanh mức đóng cửa phiên 12/6 cũng là ngưỡng hỗ trợ Fibonacci 38,2%, kịch bản thị trường tạo đáy sau cao hơn đáy trước vẫn không bị loại trừ.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 13/6, thị trường chịu áp lực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn ngay khi mở cửa, VN-Index theo đó chìm xong sắc đỏ và thủng ngưỡng 950 điểm và giằng co nhẹ và không có thêm diễn biến nào mới sau hơn 1 giờ giao dịch.
Các mã cổ phiếu vốn hóa lớn tạo sức ép đáng kể, đặc biệt là VHM và GAS, khi lần lượt mất hơn 2,5% và 1,5%. Trong khi, các mã tăng lại không nhận được lực đẩy mạnh và chỉ có sắc xanh nhạt.
Điểm tích cực lại đến từ nhóm cổ phiếu nhỏ và một số mã bluechip thị giá vừa. Trong đó, đáng kể là DLG, HAI, DRH, AMD, FIT, khi tăng kịch trần từ sớm giao dịch khá sôi động, và còn dưa mua khá lớn do sự tin của dòng tiền. Ngoài ra, những HQC, FLC, TTF, NLG, SFG, HAG cũng đang giao dịch trong sắc xanh.
Hiện HQC và DLG đang thu hút nhà đầu tư nhất, khi khớp lệnh cao nhất nhì sàn HOSE với 3,7 triệu và 2,4 triệu đơn vị khớp lệnh.
Ngược lại, giảm điểm đáng kể là ROS, khi mất gần 2% và thanh khoản chỉ đứng sau HQC và DLG với 2,2 triệu đơn vị.
Sau nửa phiên đầu giao dịch chịu áp lực lớn, thị trường không cho thấy sự tích cực nào thêm, ngoài một nhịp hồi nhẹ lên trên ngưỡng 950 điểm, nhưng cũng nhanh chóng bị đẩy trở lại sau đó. Tuy nhiên, điểm số chưa phải là tín hiệu nhà đầu tư quan tâm, mà là thanh khoản, khi tiếp tục yếu đi.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 101 mã tăng và 159 mã giảm, VN-Index giảm 6,73 điểm (-0,71%), xuống 947,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 66,8 triệu đơn vị, giá trị 1.383,5 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 8% về khối lượng nhưng giảm hơn 11% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,9 triệu đơn vị, giá trị 360,9 tỷ đồng.
Chỉ số chịu sức ép lớn chủ yếu đến từ VHM, khi nới rộng đà giảm, kết phiên -3,1% xuống 77.500 đồng và VNM -1,8% xuống 123.000 đồng. Ngoài ra, còn có VJC -1,5% xuống 121.700 đồng; HVN -2,1% xuống 42.500 đồng; BVH -1% xuống 79.500 đồng; TPB -2,8% xuống 24.500 đồng; ROS -1,8% xuống 29.550 đồng; DHG -1,5% xuống 110.300 đồng.
Cùng với đó là sắc đỏ tại nhiều mã khác như VIC, GAS, MSN, TCB, HPG, PLX, NVL, MWG…
Trong khi đó, tăng điểm không có nhiều và biên độ thấp như VCB, cũng chỉ +0,6% lên 67.400 đồng; EIB +0,8% lên 18.300 đồng; VPB +0,3% lên 18.200 đồng. Đây cũng là 3 mã duy nhất trong rổ VN30 còn giữ được sắc xanh.
Tương tự phiên sáng hôm qua, khi khá nhiều cổ phiếu giằng co và chỉ có mức giá tham chiếu khi kết phiên như CTG, FPT, SAB, MBB, REE…
Khớp lệnh trong số trên cao nhất là ROS với hơn 3,1 triệu đơn vị; VPB có 1,31 triệu đơn vị. VHM và HPG có 0,82 triệu đơn vị; CTG có 0,62 triệu đơn vị; STB có 0,55 triệu đơn vị.
Như đã đề cập, dòng tiền chảy khá mạnh vào một số cổ phiếu thị trường như HQC, DLG, FLC, TTF, HAG, NLG…trong đó, DLG tăng kịch trần lên 1.450 đồng, khớp hơn 2,5 triệu đơn vị. HQC tăng 1,4% lên 1.420 đồng, khớp lệnh dẫn đầu HOSE với hơn 3,85 triệu đơn vị.
Một số mã khác có sắc tím khác như TSC, HAI, AMD. FIT tuy đánh mất mức giá trần, nhưng kết phiên vẫn tăng mạnh 5,1% lên 3.270 đồng.
Các mã khác đáng chú ý là TV2 -2,3%; CMG -4,6%; IMP -3%; HSL giảm sàn -7%; SRC -2,2%...
Trên sàn HNX, diễn biến chủ đạo của HNX-Index là giằng co dưới vùng giá thấp, nhưng dưới sự hỗ trợ lớn của ACB, nên chỉ số không giảm sâu khi kết phiên.
Theo đó, trong các mã lớn thì ACB hỗ trợ tốt nhất, mặc dù chỉ +0,4% lên 28.600 đồng. Cùng với đó là DGC +1,1% lên 29.000 đồng; TNG +2,7% lên 19.200 đồng.
Phần còn lại chìm trong sắc đỏ, với VCG -0,8% xuống 26.200 đồng; PVS -1,4% xuống 21.800 đồng; VCS -0,5% xuống 62.000 đồng; NVB -2,4% xuống 8.000 đồng; NDN -0,7% xuống 14.700 đồng; VCR -2,3% xuống 25.000 đồng; VC3 -0,9% xuống 23.200 đồng.
Nhóm cổ phiếu lớn nhỏ khác như SHB, CEO, PVI, HUT, MBS AAV, NHP…đứng giám tham chiếu.
2 mã nhỏ đáng chú ý là ART và KLF tăng kịch trần. Trong đó, KLF khớp lệnh hơn 0,2 triệu đơn vị và còn dư mua tới gần 1,5 triệu đơn vị.
Khớp lệnh cao nhất sàn là SHB với hơn 1,82 triệu đơn vị; PVS có 1,08 triệu đơn vị; ART có 0,87 triệu đơn vị; TNG có 0,6 triệu đơn vị; ACB có 0,42 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 31 mã tăng và 46 mã giảm, HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%), xuống 103,46 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,31 triệu đơn vị, giá trị 111,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,34 triệu đơn vị, giá trị 9,43 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index rung lắc mạnh hơn, và mặc dù cũng có nhịp hồi lên trên tham chiếu vào giữa phiên, nhưng áp lực bán sau đó cũng đẩy chỉ số thoái lui.
2 mã thanh khoản cao nhất tương tự phiên sáng hôm qua là GVR và FRM. Nhưng kết quả trái ngược, khi GVR +3,7% lên 14.100 đồng thì FRM -0,9% xuống 11.300 đồng.
2 mã nhỏ hút dòng tiền khác là PVV và PPI tăng kịch trần, khớp lệnh gần 300.000 đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,3%), xuống 54,95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,54 triệu đơn vị, giá trị 109,04 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,02 triệu đơn vị, giá trị 13,85 tỷ đồng.