Hòa chung với sắc xanh của TTCK thế giới, chứng khoán Việt Nam đã có phiên bật tăng mạnh lên 684,89 điểm, phá vỡ vùng đỉnh cũ được xác lập ngày 14/7/2016 (681,75 điểm). Đây cũng là mức điểm cao nhất mà VN-Index đạt được kể từ tháng 2/2008, tức gần 9 năm. Hoạt động giao dịch diễn ra khá sôi động, đặc biệt là trong thời điểm cuối phiên, với điểm nhấn tiếp tục là các bluechips.
Bước vào phiên giao dịch sáng 28/9, VN-Index đang chịu ít thử thách đi đang ở vùng đỉnh, nhưng đà tăng vẫn được duy trì và chỉ số này đang tiến từng bước một để lên các đỉnh cao mới.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng nhẹ 0,1 điểm (+0,01%) lên 684,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,35 triệu đơn vị, giá trị 49,82 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, trước sức ép của một số mã trụ, VN-Index đã quay đầu giảm điểm. Nhưng dường như đây chỉ là động thái bán thăm dò, bởi lượng cung giá thấp đã nhanh chóng được hấp thụ hết. Do đó, VN-Index cũng rất nhanh chóng tăng điểm trở lại.
Các mã VNM, VIC, MSN, PVD, PVT… đang đỏ điểm, nhưng GAS, VCB, BID, HPG, HSG, FPT… thì ngược lại, đang có được mức tăng khá tốt.
Trong đó, HPG và BID cùng khớp được hơn 1 triệu đơn vị, tăng lần lượt 600 đồng và 250 đồng. Ngoại trừ, HPG và BID, các mã lớn khác giao dịch khá yếu.
Mã đang có thanh khoản tốt nhất thị trường là FLC với hơn 4,2 triệu đơn vị được khớp, nhưng giảm 180 đồng về 4.720 đồng/CP. Đa phần các mã đầu cơ khác như DLG, VHG, HAI, ITA, KBC, OGC… cũng giảm điểm.
Trong khi đó, trên sàn HNX, sắc xanh được duy trì khá vững khi một số mã lớn là AAA, ACB, HUT, VCG, SCR, VND… đang tăng tốt. Trong đó, ACB đang tăng mạnh 700 đồng lên 18.000 đồng/CP.
PVX gây chú ý khi đang khớp lệnh mạnh nhất sàn với 1,7t riệu đơn vị, tăng 100 đồng, trong khi nhiều mã dầu khí khác giảm điểm.
Mặc dù tăng tốt, song hoạt động giao dịch trên HNX lại èo uột.
Dần về cuối phiên, áp lực xuất hiện trở lại khá mạnh trên nhóm cổ phiếu bluechips, nhất là tại các mã đã tăng tốt trong tuần qua như VNM, VIC, FPT… khiến VN-Index quay đầu giảm điểm. Trong khi đó, HNX-Index vẫn giữ vững được đà tăng khi các mã trụ như ACB, AAA, HUT, VND… duy trì được đà tăng tốt. Hoạt động giao dịch nhìn chung vẫn là khá tích cực, nên thanh khoản thị trường được giữ ở mức tương đối.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 28/9, với 100 mã tăng và 120 mã giảm, VN-Index giảm 0,54 điểm (-0,08%) về 684,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 72 triệu đơn vị, giá trị 1.612,42 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với hơn 7,2 tiệu đơn vị, giá trị gần 238 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 4,899 triệu cổ phiếu PAC, giá trị 196 tỷ đồng, ngoài ra còn có thỏa thuận của 1,5 triệu cổ phiếu HQC, giá trị 7,8 tỷ đồng.
Ngược lại, với 67 mã tăng và 92 mã giảm, HNX-Index tăng 0,65 điểm (+0,78%) lên 84,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 22,38 triệu đơn vị, giá trị 286,13 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ 1,75 tiệu đơn vị, giá trị 23 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 1,47 triệu cổ phiếu TVC, giá trị 17,7 tỷ đồng.
Sức ép ra tăng khiến các mã trụ VNM, VIC, GAS, MSN, BVH đồng loạt giảm điểm. Trong đó, VNM giảm 200 đồng về 139.800 đồng/CP và khớp 1,06 triệu đơn vị. VIC giảm mạnh 2,7% xuống 44.700 đồng/CP, BVH giảm 1,6% về 69.300 đồng/CP…
Sắc đỏ cũng xuất hiện ở nhiều mã như PVD, PVT, KDC, GMD, SBT… trong đó, SBT giảm 300 đồng về 30.600 đồng/CP và khớp 1,16 triệu đơn vi.
Ngược lại, các cổ phiếu VCB, BID, HPG, HSG, CTG, SSI… đồng loạt tăng điểm, đóng vai trò lực đỡ chính giúp VN-Index không lùi sâu. Riêng HVG tăng trần lên 10.000 đồng/CP (+6,5%).
BID và HPG cùng khớp trên 2 triệu đơn vị, còn HSG, SSI, FPT, VCB khớp hơn 1 triệu đơn vị. Một số mã đường, thép khác là BHS, TLH cũng có được mức khớp lệnh cao.
Về thanh khoản, dẫn đầu thị trường vẫn là FLC với 6,12 triệu đơn vị được khớp, kết phiên đà giảm được thu hẹp còn 2,4% về 4.680 đồng/CP.
Các mã đầu cơ khác cũng có thanh khoản tốt gồm HAG, HHS, KBC, ITA, DLG và VHG. Ngoại trừ HAG và DLG tăng điểm, còn lại đều giảm giá.
Trên sàn HNX, sắc xanh trên sàn này được duy trì vững là nhờ các mã lớn AAA, ACB, HUT, VND, VCG vẫn tăng điểm, khi mà đa phần các bluechips khác đã yếu đà. Trong đó, lực đỡ chủ yếu đến từ mã vốn hóa lớn nhất sàn là ACB với mức tăng mạnh 5,2% lên 18.200 đồng/CP.
Thanh khoản cũng đã cải thiện nhẹ. Các mã HUT, PVX, VCG, PVS, SCR đều khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, riêng PVX dẫn đầu với 2,57 triệu cổ phiếu được sang tên, kết phiên đứng giá tham chiếu 2.400 đồng/CP. PVS khớp 1,2 triệu đơn vị, giảm 1,5% về 19.700 đồng/CP.