Phiên cuối tuần qua (24/6), thị trường chứng khoán đã chứng kiến trận cuồng phong đỏ ở hầu hết các quốc gia, trong đó, không ngoại trừ chứng khoán Việt sau sự kiện người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu.. Tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư khiến thị trường giảm sâu, có thời điểm Vn-Index đánh mất 30 điểm và rơi xuống dưới ngưỡng 600 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhanh chóng hấp thụ mạnh khi thị trường gặp vùng hỗ trợ mạnh, chỉ số Vn-Index hồi phục tích cực.
Điều đáng nói trong phiên 24/6 là dòng tiền hoạt động sôi động giúp thanh khoản thị trường cải thiện mạnh, khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt nhiều nhất lịch sử, nhưng đóng cửa với giá đỏ cho thấy, dù lực cầu rất mạnh nhưng vẫn chỉ hàm được đà rơi của thị trường, áp lực bán vẫn ở mức cao.
Hầu hết các chuyên gia chứng khoán đều nhận định, các ảnh hưởng của sự kiện Brexit lên thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam là chưa thể lường hết.
Theo ông Trần Minh Hoàng, Trưởng nhóm phân tích thị trường, CTCK VCBS, Brexit tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp ngành dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản…., trong khi các doanh nghiệp có các khoản vay, các khoản tài trợ bằng đồng EUR sẽ hưởng lợi thế nhất định.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần (27/6), thị trường vẫn chưa ngừng rơi trước áp lực bán ở mức cao. Trong khi đó, tâm lý lo sợ khiến dòng tiền trở nên dè dặt, thanh khoản suy giảm mạnh.
Kết thúc đợt 1, Vn-Index giảm 4,58 điểm (-0,74%) xuống 616,19 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 3,18 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 40,18 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, sắc đỏ ngập tràn bảng điện tử, trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip gây sức ép lớn trên thị trường khiến VN-Index tiếp tục nới rộng đà giảm và xuyên thủng mốc 610 điểm.
Sau 50 phút giao dịch, trên thị trường có tới hơn 300 mã giảm điểm, gấp tới 5 lần số mã tăng điểm. Trong đó, toàn bộ nhóm VN30 đã chuyển đỏ, còn HNX30 chỉ lác đác sắc xanh nhạt như KLS, SD6, AAA.
Đáng chú ý, các ông lớn đều đóng vai trò là “kỳ đà cản mũi”, cụ thể VIC giảm tới 7,69%, VNM giảm 2,19%, VCB giảm gần 3%, MSN giảm 1,48%, GAS giảm 3,33%, BVH giảm 2,56%..., trên HNX có NTP giảm 3,47%, ACB giảm 4,17%, PVC giảm 4,67%, PVS giảm 2,22%, DBC giảm 1,89%...
Lực cầu bắt đáy đã có dấu hiệu nhập cuộc nhưng khá yếu khiến thị trường vẫn ngập trong sắc đỏ, đà giảm có phần hãm nhẹ.
Chốt phiên sáng đầu tuần, toàn sàn HOSE có 191 mã giảm, gấp gần 6 lần số mã tăng (34 mã), chỉ số Vn-Index giảm 7,5 điểm (-1,21%) xuống 613,27 điểm. VN30-Index giảm 6,65 điểm xuống 606,04 điểm khi có tới 29 mã giảm và 1 mã tăng duy nhất.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 60,84 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.122,14 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,62 triệu đơn vị, trị giá gần 150 tỷ đồng. Riêng MWG thỏa thuận triệu đơn vị, trị giá 130 tỷ đồng.
Sàn HNX cũng có tới 131 mã giảm và 57 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 1,09 điểm (-1,3%) xuống 82,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,27 triệu đơn vị, trị giá 294,2 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 2,63 triệu đơn vị, trị giá 38,24 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 1,92 điểm với 4 mã tăng, 16 mã giảm và 10 mã đứng giá.
Hôm nay, VIC sẽ thực hiện điều chỉnh giá để trả cổ tức năm 2015, quý I/2016 với tỷ lệ 1.000:110. Chốt phiên, VIC tăng 2,8% và đứng ở mức giá 48.100 đồng/CP, là cổ phiếu bluechip hiếm có được sắc xanh.
Trong khi đó, hầu hết các mã lớn khác như GAS, MSN, BVH, VCB, FPT, BID, VCB… nhận được lực cầu bắt đáy nhưng khá yếu khiến đà giảm có phần hãm chút ít, tiếp tục đóng vai trò là gánh nặng thị trường.
Ở các nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao như chứng khoán, xây dựng, bất động sản, dầu khí, mía đường… chịu chung số phận bán mạnh và hầu hết giảm điểm. Trái lại, một số mã vẫn đi ngược xu hướng thị trường và giao dịch khá tốt như GTN, NKG, D2D, STG…
Thanh khoản vẫn tập trung vào các cổ phiếu đầu cơ quen thuộc, như FLC dẫn đầu với 4,84 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công; DLG khớp 3,97 triệu đơn vị, KBC khớp 3,26 triệu đơn vị, VHG khớp 2,17 triệu đơn vị…