Phiên giao dịch cuối tuần: Niềm vui không trọn vẹn

Phiên giao dịch cuối tuần: Niềm vui không trọn vẹn

(ĐTCK) VN-Index đã có chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp trong tuần và chinh phục thành công mốc cản 560 điểm. Tuy nhiên, do không được hỗ trợ từ các mã trụ cột lớn, nên HNX-Index đã có 2 phiên đảo chiều cuối tuần.

Kết thúc phiên sáng nay, VN-Index tiếp tục tăng điểm và vượt qua được ngưỡng cản rất mạnh 560 điểm. Các cổ phiếu bluechips vẫn là bệ đỡ giúp chỉ số có được đà tăng tốt, trước nhịp điều chỉnh ở nửa thời gian đầu phiên.

Giao dịch của khối ngoại là nhân tố chính tác động đến các mã này. Việc khối này tăng mua dẫn đến giá nhiều cổ phiếu tăng cao, trong khi áp lực bán cũng không còn mạnh như ở các phiên trước. Thanh khoản phiên sáng nay  thấp hơn gần 20% so với phiên sáng hôm qua, thể hiện giao dịch vẫn tương đối cầm chừng ở cả 2 bên mua và bán.

Bước vào phiên chiều nay, lực bán đã gia tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh việc mua vào ở các mã cổ phiếu bluechips, đà tăng của thị trường qua đó phàn nào được duy trì.

Sau 1 tiếng giao dịch, thị trường đã có nhịp rung lắc mạnh. Có thời điểm VN-Index đã tăng hơn 6 điểm, nhưng trước áp lực tăng nhanh nên đà tăng nhanh chóng hạ nhiệt. Trên HNX, đã giảm đã nới rộng hơn khi các mã lớn trên sàn này tiếp tục tỏ ra yếu ớt. Giao dịch thị trường cũng đã sôi động hơn.

Sau nhịp rung lắc mạnh ở giữa phiên chiều, VN-Index đã dần ổn định hơn về cuối phiên.

Đóng cửa phiên cuối tháng 5, VN-Index tăng 3,57 điểm (+0,64%) lên 562,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 83,43 triệu đơn vị, giá trị 1.413,28 tỷ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng, 128 mã giảm và 56 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index tăng 2,99 điểm (+0,49%) lên mức 618 điểm với 16 mã tăng 10 mã giảm và 4 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,58 điểm (+0,77%) xuống 75,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 50,64 triệu đơn vị, giá trị 479,22 tỷ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng, 116 mã giảm và 53 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 1,49 điểm (-0,97%) xuống 152,13 điểm với 4 mã tăng, 20 mã giảm và 6 mã đứng giá.

Giao dịch thỏa thuận trên cả 2 sàn phiên chiều nay không có nhiều thay đổi đáng chú ý. Nhìn chung, giao dịch thỏa thuận trong cả phiên giao dịch đóng góp không đáng kể.

Đối với nhóm cổ phiếu bluechips, trong khi áp lực bán tăng mạnh ở nhiều mã cổ phiếu, thì nhóm này vẫn là bệ đỡ chính giúp thị trường giữ được giữ được đà tăng, nhưng tiếp tục phân hóa mạnh.

GAS và MSN cùng có được mức tăng khá tốt 1.500 đồng và khớp lần lượt tới hơn 1,04 triệu đơn vị và 755.000 đơn vị. Với GAS, lượng khối ngoại mua vào chiếm 55%, còn với MSN lên tới gần 99%.

VIC cũng bất ngờ được khối ngoại đẩy mạnh mua vào ở cuối phiên, giúp mã này tăng cũng có được mức tăng 1.500 đồng lên 68.500 đồng/CP.

Trong khi STB dù được khối ngoại đẩy mạnh mua vào, nhưng cũng không nhích thêm. Mã này giữ nguyên mức tăng 100 đồng lên 20.500 đồng/CP và có 3,29 triệu khớp lệnh, trong đó khối mua vào tới 1,95 triệu đơn vị. STB đã tăng khá mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây sau thông tin được điều chỉnh cổ phiếu lưu hành tự do theo hướng tăng lên của ETFs. Trong kỳ tái cân bằng lần này, mã STB có thể được mua ròng khoảng 660 tỷ đồng.

HAG và OGC cùng tăng nhẹ 1 bước giá đều khớp trên 1 triệu đơn vị.

Còn VNM rốt cuộc đã quay lại mốc tham chiếu 123.000 đồng, sau khi có thời điểm tăng tới 2.000 đồng.

SSI cũng đã quay về tham chiếu và khớp được 3,34 triệu đơn vị, nhưng HCM vẫn tăng khá 400 đồng lên 31.200 đồng/CP và khớp 1,8 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, IJC vẫn chìm trong sắc đỏ khi giảm 500 đồng, xuống 12.500 đồng/CP và khớp được 4,04 triệu đơn vị. CII cũng quay đầu xuống dưới tham chiếu và có hơn 1 triệu đơn vị được khớp.

FLC đã chấm dứt chuỗi tăng giá khi giảm 100 đồng, xuống 11.100 đồng/CP và khớp 6,66 triệu đơn vị. ITA cũng giảm 100 đồng xuống 7.900 đồng/CP và khớp 3,09 triệu đơn vị. HQC còn giảm mạnh hơn với 300 đồng xuống 6.600 đồng/CP và khớp hơn 4 triệu đơn vị. Ngoài ra, các mã như AGR, HAR, MCG, DIG, DLG, KMR, LCG … chìm trong sắc đỏ.

Duy có VHG là vẫn duy trì được sắc xanh khi tăng 200 đồng, lên 8.900 đồng/CP và khớp tới 3,569 triệu đơn vị.

Trên HNX, các cổ phiếu có tính dẫn dắt vốn dĩ đã yếu, nên khi gặp lực bán dù không qua mạnh cũng nhanh chóng “buông súng”. Một loạt các mã như SHS, VCG, VND, PVX, PVS, SCR, KLS… đã đồng loạt giảm giá.

PVX giảm 100 đồng, xuống 5.000 đồng/CP và khớp hơn 7,94 triệu đơn vị, cao nhất thị trường. SCR giảm 200 đồng, xuống 8.400 đồng/CP và khớp hơn 5,16 triệu đơn vị. KLS cũng giảm 200 đồng, xuống 11.300 đồng/CP và có 4,34 triệu đơn vị khớp lệnh. Tương tự, SHS mất 200 đồng xuống 8.300 đồng/CP và khớp 3,5 triệu đơn vị.

Trong khi, SHB đã rơi xuống tham chiếu với hơn 4 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tin bài liên quan