Phiên chiều: Cố giữ mốc 500
Dường như không muốn VN-Index sớm chia tay với mốc 500 điểm, mốc nhạy cảm và cũng là mốc hy vọng cho thị trường, nhiều người nắm giữ tiền mặt đã chấp nhận mua vào trong phiên chiều, giúp thị trường dấn hồi phục, thậm chí VN-Index có thời điểm chớm xanh trở lại. Dù hạ nhiệt vào cuối phiên và chấm dứt chuỗi tăng điểm, nhưng VN-Index vẫn may mắn giữ lại được mốc 500 điểm. Kết thúc phiên, VN-Index giảm 1 điểm (-0,2%), xuống 500,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,97 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.041,67 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6,45 triệu đơn vị, trị giá 174,2 tỷ đồng. CTI, HAG và SII là những mã có giao dịch thỏa thuận lớn nhất, từ gần 1,2 triệu đơn vị đến 1,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, VNM là mã đóng góp lớn nhất về giá trị trong phiên thỏa thuận với 72,5 tỷ đồng cho 0,5 triệu đơn vị được sang tên. Lực mua gia tăng cũng giúp cho số mã tăng điểm nhiều hơn trong phiên chiều, với 82 mã tăng, trong khi có 132 mã giảm và 65 mã đứng giá. Chí số VN30-Index cũng giảm 0,94 điểm (-0,17%), xuống 560,36 điểm với 7 mã tăng, 5 mã đứng giá và 18 mã giảm giá. ITA tiếp tục đứng đầu về thanh khoản với gần 4,8 triệu đơn vị được khớp, chốt phiên ở mức tham chiếu 6.400 đồng/cổ phiếu. HQC cũng được khớp khá lớn với gần 2,6 triệu đơn vị, đứng ở mức giá 6.400 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ 100 đồng. Trong khi đó, LAF vẫn giữ được sắc tím với kết quả kinh doanh khả quan; KMR tiếp tục có phiên tăng trần; TDH vẫn giữ được mức tăng 600 đồng (+5,13%), lên 12.300 đồng/cổ phiếu, với 0,92 triệu đơn vị được khớp, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 0,2 triệu đơn vị. Tuy nhiên, mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất trên HOSE trong phiên hôm nay là SBT với 320.700 đơn vị, đứng thứ 2 sau SBT và trên TDH là ITA với 214.360 đơn vị. Tổng khối lượng mua vào của khối ngoại trên HOSE trong phiên hôm nay là 3.646.270 đơn vị và bán ra 3.782.230 đơn vị. Trên HNX, chỉ số HNX-Index cũng hồi nhẹ vào cuối phiên và đóng cửa ở mức 61,66 điểm, giảm 0,28 điểm (-0,45%). Trong khi HNX30-Index cũng giảm 0,95 điểm (-0,82%), xuống 114,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay là 29,74 triệu đơn vị, tương đương giá trị 254,13 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,07 triệu đơn vị, trị giá 43,78 tỷ đồng. Riêng VCS là mã được thỏa thuận lớn nhất với 4,1 triệu đơn vị được sang tên. Phiên này có 5 mã có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị trên HNX là SHB (2,4 triệu đơn vị), SCR (2,23 triệu đơn vị), VCG (1,82 triệu đơn vị), VND (1,42 triệu đơn vị), KLS (1,32 triệu đơn vị). Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 2.214.550 đơn vị và bán ra 490.100 đơn vị. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 1,56 điểm xuống còn 493,21 điểm (-0,32%). Trong đó có 12 mã tăng giá, 25 mã giảm và 13 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như NLG (3,3%), VSH (2,9%), BMP (2,2%), STB (1,2%) và CII (1,1%). Giảm mạnh nhất là các mã như DHG (-2,6%), CTG (-1,7%), SHB (-1,4%), SSI (-1,2%) và KBC (-1,0%).
Phiên sáng: VN-Index gãy cánh
Phiên phân phối đầu tuần khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Lực mua không còn được tích cực như phiên hôm qua khi bên mua chỉ đặt giá thấp khiến thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ nhẹ của một vài bluechip, nên đà giảm của thị trường không quá mạnh, mà chủ yếu là lình xình quanh mốc tham chiếu. Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,63 điểm (+0,13%), xuống 500,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,14 triệu đơn vị, trị giá 74,99 tỷ đồng. Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, dưới sự hỗ trợ của một số mã bluechip như VIC, GMD, HPG nên có lúc VN-Index rướn lên trên mốc tham chiếu, song màu xanh cũng không duy trì được lâu. Thị trường sau đó giằng co mạnh quanh mốc tham chiếu. Đến 10h23, VN-Index đứng ở mức 501,42 điểm, giảm 0,15 điểm (-0,03%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 23,38 triệu đơn vị, tương đương giá trị 347,27 tỷ đồng.
Dù sóng không còn mạnh ở các mã bất động sản, nhưng vẫn có những gợi nhỏ ở TDH, trong khi HQC, ITC, LCG quay đầu giảm điểm. Những gợn sóng nhỏ cũng xuất hiện ở một vài mã riêng biệt như TSC, SZL, KMR, LAF. Diễn biến trên HNX cũng khá giống với HOSE khi chỉ số HNX-Index giằng co quanh mốc tham chiếu với thanh khoản thấp hơn so với phiên hôm qua. Đến 10h27, HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,26%), xuống 61,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,65 triệu đơn vị, trị giá 78,41 tỷ đồng. Sau nửa thời gian đầu giằng co, thị trường sau đó xác định được xu hướng đi xuống trong nửa cuối phiên sáng khi lực mua không còn tích cực, trong khi bên bán đã giảm giá để đẩy hàng. Đà giảm về cuối phiên càng được nới rộng và VN-Index chính thức chia tay mốc 500 điểm sau 2 phiên cố bám trụ. Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 1,92 điểm (-0,38%), xuống 499,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,11 triệu đơn vị, tương đương giá trị 598,43 tỷ đồng, thấp hơn phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận hơn 2,1 triệu đơn vị, trị giá 98 tỷ đồng.
Số mã tăng, giảm trái ngược hoàn toàn so với phiên sáng qua. Trong khi sáng qua số mã tăng gấp hơn 3 lần số mã giảm (148 mã tăng, 45 mã giảm), thì trong phiên sáng nay, số mã giảm gấp gần 3 lần số mã tăng với 49 mã tăng, trong khi có tới 136 mã giảm. Trong nhóm VN30, số mã tăng cũng chỉ có 6 mã, trong khi có tới 17 mã giảm. Chốt phiên, VN30-Index giảm 1,58 điểm (-0,28%), xuống 559,72 điểm. ITA vẫn là mã được khớp nhiều nhất trên sàn HOSE, tuy nhiên, mức khớp không còn đột biến như phiên hôm qua. Kết thúc phiên sáng nay, ITA được khớp 2,65 triệu đơn vị, đứng ở mức giá 6.200 đồng, giảm 200 đồng (-3,13%). Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ được phong độ mua vào của mình khi sáng nay họ mua vào tổng cộng 1.583.190 đơn vị, trong đó, SBT và TDH là 2 mã được mua vào nhiều nhất với 300.500 đơn vị và 205.000 đơn vị. Đây cũng chính là lý do giúp TDH duy trì được đà tăng tốt, dù các mã bất động sản khác đã quay đầu giảm giá.
Tương tự, sau những phút đầu giằng co, HNX-Index cũng giảm dần về cuối phiên và đóng cửa ở mức 61,46 điểm, giảm 0,48 điểm (-0,77%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị 117,53 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 0,82 triệu đơn vị, trị giá 5,12 tỷ đồng. Trong 382 mã niêm yết trên HNX, có 48 mã tăng, 93 mã giảm, 62 mã đứng giá và 179 mã không có giao dịch. Trong đó, nhóm HNX30 có 2 mã tăng là LAS và PGS, trong khi có 18 mã giảm, đóng cửa, HNX30-Index giảm 0,86 điểm (-0,74%), xuống 115,08 điểm. SHB và SCR tiếp tục là cổ phiếu sôi động nhất trên sàn với khối lượng khớp lần lượt đạt 1,53 triệu đơn vị và 1,11 triệu đơn vị. Cả 2 mã này đều đứng ở mức tham chiếu 7.000 đồng/cổ phiếu và 5.800 đồng/cổ phiếu. SHB tiếp tục được khối ngoại bền bỉ mua vào với 429.800 đơn vị, trong tổng số 1.322.950 đơn vị mua vào của khối này. Ngoài SHB, sáng nay, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua vào khá mạnh AME với 302.050 đơn vị. Dù lực mua chủ yếu trong phiên thỏa thuận, nhưng với động thái này của khối ngoại đã giúp mã này tăng trần lên 5.300 đồng/cổ phiếu và còn dư mua trần 193.000 đơn vị, dù đầu phiên có thời điểm xuống mức sàn 4.500 đồng/cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, khối ngoại chỉ bán ra 111.900 đơn vị, trong đó, PVS tiếp tục bị họ loại khỏi danh mục với tổng khối lượng bán 60.500 đơn vị, trong khi chỉ mua vào 38.600 đơn vị.
Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 3,39 điểm xuống còn 491,38 điểm (-0,69%). Trong đó có 8 mã tăng giá, 24 mã giảm và 18 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VSH (1,5%), VIC (0,8%), PNJ (0,7%), BMP (0,7%) và REE (0,4%). Giảm mạnh nhất là các mã như VNR (-8,8%), ITA (-3,1%), KBC (-3,1%), NVB (-3,1%) và DHG (-2,6%). PXS: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 (7,5%)
PVC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 (10%) và lấy ý kiến bằng văn bản
Phiên giao dịch 22/10: Mong manh
(ĐTCK) Dù lấy lại được mốc 500 điểm nhờ lực mua được cải thiện, nhưng khả năng lưu lại ở mốc điểm nhạy cảm này của VN-Index khá mong manh.