Trong phiên sáng, cùng với đà lao dốc của chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng rơi mạnh ngay khi mở cửa, VN-Index mất hơn 21 điểm trước khi hãm đà rơi nhờ lực cầu bắt đáy diễn ra dè dặt tại một số mã.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cung tiếp tục được tung tiếp vào thị trường, đặc biệt là sức ép từ khối ngoại với cổ phiếu VRE, đẩy mã này có lúc về mức sàn 32.550 đồng, khiến VN-Index có thời điểm mất hơn 23 điểm, xuống dưới ngưỡng 965 điểm, mức đáy của ngày giao dịch đầu tuần mới.
Tuy nhiên, trong những phút cuối phiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc giúp VN-Index hãm đà rơi, trở lại mốc 970 điểm khi chốt phiên. Dù vậy, sắc đỏ vẫn áp đảo trên bảng điện tử với hàng trăm mã giảm giá gấp 3 lần số mã tăng giá.
Cụ thể, chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index giảm 18,64 điểm (-1,89%), xuống 970,07 điểm với 78 mã tăng và 236 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 245,78 triệu đơn vị, giá trị 5.042,5 tỷ đồng, tăng 18,8% về khối lượng và 6,6% về giá trị so với phiên cuối tuần qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 68,15 triệu đơn vị, giá trị 1.425,93 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu họ Vingroup nới rộng đà giảm trong phiên chiều với VIC giảm 2,87% xuống 115.200 đồng, VHM giảm 2,31% xuống 89.000 đồng, đặc biệt VRE giảm 4,71% xuống 33.350 đồng, thậm chí có lúc giảm sàn xuống 32.550 đồng do sức ép lớn từ khối ngoại.
Cụ thể, trong phiên hôm nay, VRE được khớp 5,66 triệu đơn vị, cao hơn nhiều so với 2 đàn anh khi cả 2 khớp chưa tới 1 triệu đơn vị. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tới gần 2,68 triệu cổ phiếu VRE.
Không chỉ nhóm cổ phiếu Vingroup, đa số các mã cổ phiếu lớn khác cũng chìm trong sắc đỏ, trong đó có nhiều mã giảm mạnh như VPB giảm 3,81% xuống 20.200 đồng, MBB giảm 3,28% xuống 22.150 đồng, POW giảm 3,87% xuống 14.900 đồng, MWG giảm 3,9% xuống 83.800 đồng, cùng các mã giảm trên dưới 2% là VCB, BID, MSN, TCB, CTG, PLX, HPG, NVL, HDB, STB, PNJ. Trong khi đó, VNM lại may mắn trở lại mức tham chiếu, cũng có may mắn như VNM là ROS với than khoản khá tốt, hơn 5 triệu đơn vị.
Trong nhóm này, CTG là mã có thanh khoản tốt nhất với 7,19 triệu đơn vị được khớp, tiếp đó là MBB với 6,6 triệu đơn vị được khớp.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, FLC vẫn duy trì được sự sôi động khi được khớp 11,5 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HOSE, nhưng vẫn đóng cửa giảm 1,92% xuống 5.100 đồng. Sắc xanh chỉ còn xuất hiện ở OGC, trong khi ITA lùi về tham chiếu với hơn 5,2 triệu đơn vị được khớp. Trong nhóm này, DLG bị đầy về mức sàn 1.520 đồng với 4,14 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi đó, cặp đôi HAG và HNG vẫn duy trì sắc tím do lực cung không thấm vào đâu so với câu. Chốt phiên, HAG đứng ở mức trần 5.610 đồng với 3,85 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần 2 triệu đơn vị. HNG đứng ở mức trần 16.050 đồng với hơn 6 triệu đơn vị và cũng còn dư mua giá trần.
Ở một số mã khác, trong khi YEG có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp sau chuỗi 13 phiên giảm sàn, lên 117.000 đồng, thì GTN có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp xuống 16.650 đồng.
Tương tự, sàn HNX cũng nới rộng đà giảm khi bước vào phiên giao dịch chiều, trước khi hồi nhẹ trở lại gần mức giá đóng cửa của phiên sáng.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,68 điểm (-1,56%), xuống 106,41 điểm với 57 mã tăng và 121 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,83 triệu đơn vị, giá trị 584 tỷ đồng, giảm 15,4% về khối lượng và 31,7% về giá trị so với phiên cuối tuần qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,7 triệu đơn vị, giá trị 102,37 tỷ đồng.
Ngoại trừ VCS duy trì sắc xanh với mức tăng 1,26% lên 64.400 đồng, còn lại các mã lớn khác đều giảm giá. Trong đó, giảm mạnh nhất là PVS khi mất 4,29% xuống 20.100 đồng, tiếp đến là SHB mất 3,9% xuống 7.400 đồng, VGC giảm 2,8% xuống 20.800 đồng, VCG giảm 1,47% xuống 27.900 đồng, PVI giảm 1,37% xuống 36.000 đồng, ACB giảm 1,31% xuống 30.100 đồng. Trong nhóm này, SHB là mã có thanh khoản nhất và cũng là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 8,61 triệu đơn vị được khớp. Tiếp đến là PVS khớp 3,86 triệu đơn vị, VGC khớp 3,19 triệu đơn vị.
Trong các mã nhỏ, trong khi PVX, ITQ, KLF, DST, SPI, KSQ, VIG, DCS, ACM, DPS, CTP… đóng cửa ở mức sàn, thì PVV, SDD, LIG, NSH, NHP lại đóng cửa với sắc tím.
Trên thị trường UPCoM, diễn biến cũng không có gì khác nhiều so với 2 sàn niêm yết, nhưng UPCoM-Index sau khi xác lập mức đáy của ngày không thể trở lại mức điểm gần phiên sáng.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,79%), xuống 56,77 điểm với 88 mã tăng và 100 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18 triệu đơn vị, giá trị 346 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,68 triệu đơn vị, giá trị 41 tỷ đồng.
Ngoài BSR và C4G, thị trường UPCoM có thêm 2 mã nữa có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị khi chốt phiên chiều là VGI và TOP. Các mã này có sự phân hóa khá rõ nét.
Cụ thể, BSR giảm 2,27% xuống 12.900 đồng khi đóng cửa với 2,48 triệu đơn vị được khớp, VGI giảm tới 9,96% khi đóng cửa, xuống 22.600 đồng với 1,28 triệu đơn vị được khớp, thậm chí có lúc giảm sàn xuống 21.400 đồng, thì C4G vẫn giữ sắc xanh khi chốt phiên với tăng 3,92% lên 10.600 đồng với 1,29 triệu đơn vị được khớp, thậm chí TOP đóng cửa ở mức trần 1.200 đồng với 1 triệu đơn vị được khớp và còn dưa mua giá trần hơn 1,3 triệu đơn vị.
Cũng có sắc tím và dư mua giá trần trong phiên hôm nay là G36 lên 5.800 đồng với hơn nửa triệu đơn vị được khớp…
Trong các mã bluechip trên UPCoM, ngoại trừ BSR và VGI, sắc đỏ còn xuất hiện tại VGT, HVN, OIL, GVR, VIB, ACV, SDI…