Phiên chiều 2/12: Thị trường lao dốc

Phiên chiều 2/12: Thị trường lao dốc

(ĐTCK) Lực bán diễn ra ồ ạt và lan tỏa khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index lao dốc mạnh và để mất tới hơn 10 điểm sau khoảng 1 giờ giao dịch.

Mặc dù mở cửa thị trường vẫn le lói sắc xanh nhưng đã nhanh chóng chuyển sang đỏ và thủng mốc 970 điểm trước dòng tiền tham gia khá yếu trong khi áp lực bán có dấu hiệu gia tăng cùng sức ép đến từ một số mã bluechip.

Thị trường là là đi ngang dưới mức giá 970 điểm trong hơn nửa thời gian cuối của phiên sáng và tiếp tục kéo sang phiên giao dịch chiều.

Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 20 phút giao dịch, áp lực bán diễn ra ồ ạt và lan rộng bảng điện tử khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index cắm đầu lao thẳng xuống mốc 960 điểm, để mất 10 điểm.

Lực cung giá thấp vẫn dâng cao khiến thị trường chưa dừng ở đó, mức điểm 960 điểm tiếp tục bị chọc thủng trước đà giảm khá sâu của nhóm cổ phiếu bluechip. Trong khi hầu hết các mã trong nhóm VN30 đều mất điểm với biên độ giảm càng nới rộng thì vẫn có một vài điểm sáng.

Cụ thể, trong nhóm VN30, còn 3 mã giữ được sắc xanh là HPG, VJC, SAB. Bên cạnh HPG và VJC nhích nhẹ, cổ phiếu SAB đang tăng khá tốt sau tháng 11 giảm tới hơn 34.500 đồng/CP, tương ứng để mất 13,24%. Hiện SAB tăng 1,3% và tạm đứng tại mức giá 229.000 đồng/CP.

Theo nguồn tin từ Bloomberg cuối tuần qua, Thaibev đang xem xét việc niêm yết mảng bia bao gồm Thái Lan và Việt Nam lên sàn chứng khoán Singapore, tham vọng vốn hóa lên đến 10 tỷ USD. Đây có thể là một trong những thông tin hỗ trợ tích cực tiếp sức giúp SAB khởi sắc.

Trên bảng điện tử, sắc đỏ tràn ngập, chỉ số VN-Index không chỉ chia tay mốc 970 điểm mà thủng luôn cả mức 960 điểm.

Đóng cửa, sàn HOSE có 221 mã giảm, gấp gần 2 lần số mã tăng (114 mã), VN-Index giảm mạnh 11,44 điểm (-1,18%), xuống 959,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 211 triệu đơn vị, giá trị 4.521,77 tỷ đồng, tăng 26,14% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (29/11).

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 30,58 triệu đơn vị, giá trị 927,6 tỷ đồng, trong đó PHR thỏa thuận hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 106,12 tỷ đồng; RPSS thỏa thuận hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 262,1 tỷ đồng; TPB thỏa thuận gần 4,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 105 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, chỉ một số mã bluechip khởi sắc. Ngoại trừ 3 mã HPG, VJC và SAB thì có thêm sự góp mặt của ROS. Lực cầu hỗ trợ khá tốt giúp ROS đảo chiều hồi phục dù biên độ khá hẹp khi +0,82% lên 24.500 đồng/CP và tiếp tục là mã giao dịch sộng nhất thị trường, đạt 34,84 triệu đơn vị.

Trái lại, hầu hết các mã lớn đều giảm khá mạnh, tạo sức ép lớn khiến thị trường lao dốc. Điển hình VNM -2,6% xuống 118.300 đồng/CP, VRE -1,3% xuống 34.000 đồng/CP, MSN -1,4% xuống 69.000 đồng/CP, GAS -2,5% xuống 98.000 đồng/CP.

Các mã ngân hàng cũng lần lượt tìm về giá thấp nhất ngày như VCB -2,1% xuống 83.500 đồng/CP, BID -2,7% xuống 39.400 đồng/CP, CTG -3,2% xuống 19.800 đồng/CP, MBB -3,4% xuống 21.400 đồng/CP, HDB -3,6% xuống 25.550 đồng/CP, STB -1% xuống 10.000 đồng/CP, VPB -3,2% xuống 19.500 đồng/CP.

Ngoài ra, nhiều mã bluechip cũng giao dịch thiếu tích cực như BVH -2,6% xuống mức thấp nhất ngày 68.500 đồng/CP, FPT cũng xuống mức thấp nhất ngày 54.600 đồng/CP khi để mất 3,2%, VIC -0,6% xuống 115.000 đồng/CP, PLX -1,6% xuống 56.700 đồng/CP, MWG, NVL, PNJ, DPM…

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HAI vẫn giữ mức giá 2.540 đồng/CP và khớp 6,87 triệu đơn vị, trong khi đó, FLC tiếp tục nới rộng biên độ giảm khi để mất % xuống 4.440 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đứng thứ 2 thị trường, đạt 13,25 triệu đơn vị.

Các mã quen thuộc khác như DLG, HQC, HAG, ITA, ASM… cũng kết phiên trong sắc đỏ. TSC giảm sàn trở lại khi để mất 6,9% xuống mức 2.550 đồng/CP; các mã nhỏ khác như LCM, CLG, CCL, YBM, TTB, TMT, AGF… cũng kết phiên trong sắc xanh mắt mèo.

Tương tự, trên sàn HNX, áp lực cũng diễn ra ngày càng mạnh lên trong phiên chiều khiến HNX-Index bị đẩy về mốc 100 điểm.

Kết phiên, sàn HNX có 31 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 1,6 điểm (-1,56%), xuống 100,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 23 triệu đơn vị, giá trị 262,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,1 triệu đơn vị, giá trị hơn 75 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30 chỉ còn NDN và SLS tăng nhẹ trên 0,5%, còn lại hầu hết đều giảm điểm.

Cụ thể, ACB -2,16% xuống 22.600 đồng/CP, SHB -1,67% xuống 5.900 đồng/CP, VCS -5,84% xuống 75.800 đồng/CP, PVS -4,02% xuống 16.700 đồng/CP, PVI -0,95% xuống 31.400 đồng/CP, DGC -1,5% xuống 26.500 đồng/Cp, CEO -3,23% xuống 9.000 đồng/CP…

Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HNX đều là những mã giảm điểm hoặc đứng giá, trong đó SHB vẫn dẫn đầu với hơn 3,28 triệu đơn vị được khớp lệnh; tiếp theo đó, KLF khớp hơn 3 triệu đơn vị, PVS khớp 2,14 triệu đơn vị, NVB và ACB cùng khớp hơn 1,6 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, diễn biến cũng tiêu cực hơn trong phiên chiều khiến thị trường không thể giữ được sắc xanh.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,31%), xuống 55,49 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,65 triệu đơn vị, giá trị 139,72 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,62 triệu đơn vị, giá trị hơn 307 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn giao dịch tích cực với gần 2,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và kết phiên tiếp tục nới rộng biên độ giảm với -% xuống 9.000 đồng/CP.

Đứng thứ 2 về thanh khoản là GVR với khối lượng giao dịch đạt 784.500 đơn vị và kết phiên -5,15% xuống 12.900 đồng/CP.

Ngoài ra, nhiều mã lớn để mất điểm đã gia tăng sức ép lên thị trường như VGI -4,14% xuống 25.500 đồng/CP, VGT -1,22% xuống 8.100 đồng/CP, ACV -0,8% xuống 74.000 đồng/CP, MSR -1,36% xuống 14.500 đồng/CP…

Trên thị trường phái sinh, cũng giao dịch tiêu cực khi cả 4 hợp đồng kều kết phiên trong sắc đỏ. Trong đó VN30F1912 mất 1,47% xuống 878 điểm, với khối lượng giao dịch gần 83.450 đơn vị, khối lượng mở gần 17.100 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, có 27 mã giảm, 9 mã tăng và 3 mã đứng giá, với CHPG1902 đứng giá tham chiếu và khớp lệnh cao nhất đạt 266.556 đơn vị, tiếp theo là CMWWG1907 khớp 57.689 đơn vị.

Tin bài liên quan