Hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế đã tiếp sức cho thị trường quốc tế nhanh chóng đảo chiều hồi phục sau phiên tiêu cực ngày 18/3 và phần nào ảnh hưởng tích cực tới thị trường chứng khoán Việt, giúp các chỉ số đều khởi sắc trở lại khi bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần 20/3.
Tuy nhiên, với tâm lý thận trọng và dòng tiền chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến đà tăng thị trường kém bền vững. Chỉ số VN-Index quay đầu đi xuống ngay đợt giao dịch khớp lệnh và đã chia tay mốc 715 điểm khi chốt phiên sáng do gánh nặng chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechip, cùng hàng loạt các mã vừa và nhỏ tăng nóng chịu áp lực bán chốt lời.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn giao dịch khá tiêu cực, chỉ số VN-Index tiếp tục bị đẩy về dưới mốc 710 điểm. Ngay khi thủng ngưỡng này, nhà đầu tư kỳ vọng đã tìm thấy đáy và bơm mạnh dòng tiền giúp thị trường bật ngược đi lên.
Tuy vậy, VN-Index chưa kịp chạm mốc 720 điểm đã thoái lui trong đợt khớp ATC trước áp lực bán thường trực khá lớn. Trong đó, bộ 3 cổ phiếu nhà Vingroup là nhân tố chính nhấn chìm VN-Index về dưới vùng giá 710 điểm.
Đóng cửa, với 211 mã giảm (29 mã giảm sàn) và 124 mã tăng, VN-Index giảm 16,21 điểm (-2,23%) xuống 709,73 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 230,59 triệu đơn vị, giá trị 4.216,85 tỷ đồng, giảm 34,69% về khối lượng và đạt xấp xỉ về giá trị so với phiên 19/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 33,14 triệu đơn vị, giá trị 1.078,89 tỷ đồng.
Nhóm VN3 khá cân bằng với 12 mã tăng và 13 mã giảm. Trong đó, các mã tăng trong biên độ khá hẹp, ngoại trừ GAS +4,7% lên 57.900 đồng/CP, VNM ngắt nhịp sau 7 phiên giảm liên tiếp khi +1,1% lên 90.000 đồng/CP, PLX tăng hơn 1,2% lên 40.600 đồng/CP, MWG +2,1% lên 77.200 đồng/CP, VJC +5,1% lên 103.000 đồng/CP.
Không chỉ cổ phiếu lớn nhóm dầu khí là GAS và PLX tăng tốt, PVD cũng đã có phiên hồi phục mạnh sau 2 phiên lao dốc trước đó khi kết phiên tăng kịch trần lên mức giá 8.770 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh gần 3,8 triệu đơn vị và dư mua trần 3,57 triệu đơn vị.
Trái lại, trong phiên hôm nay, nhà Vin bị cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xả bán mạnh và lần lượt VHM, VIC, VRE đều khoác sắc xanh mắt mèo khi kết phiên, là nhân tố chính nhấn chìm thị trường giảm sâu.
Thêm vào đó, đóng vai trò gánh nặng thị trường còn có VCB rơi xuống mức thấp nhất ngày và thiếu chút nữa dừng tại mức giá sàn khi -6,8%, kết phiên tại mức giá 61.500 đồng/CP.
Ngoài ra, BVH -6,5% xuống 34.700 đồng/CP, HPG -2,9% xuống 18.600 đồng/CP, SAB, BID cũng giảm gần 1%, CTG -1,5% xuống 19.800 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các cổ phiếu nhà FLC đều giảm sâu. Bên canh AMD và HAI tiếp tục giảm sàn cùng lượng dư bán sàn chất đống còn có thêm ROS.
Cụ thể, sau 2 phiên tăng trần liên tiếp, ROS đã chịu áp lực chốt lời mạnh và kết phiên hôm nay tại mức giá sàn 5.240 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 11,37 triệu đơn vị và có dư bán sàn 7.250 đơn vị.
Nhiều mã vừa và nhỏ khác như HQC, TSC, DIC, DRH, TNT… cũng kết phiên tại mức giá sàn.
Trên sàn HNX, sau gần 1 giờ nỗ lực, thị trường đã đảo chiều thành công nhờ lực kéo từ bluechip.
Đóng cửa, với 27 mã tăng và 42 mã giảm, HNX-Index tăng 0,8 điểm (-0,79%) lên 101,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50 triệu đơn vị, giá trị 391,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,33 triệu đơn vị, giá trị 71,46 tỷ đồng.
Không chỉ nhóm cổ phiếu dầu khí trên sàn HOSE khởi sắc, các mã họ P trên HNX cũng đồng loạt khoe sắc xanh trong phiên chiều như PVS +7,7% lên 11.200 đồng/CP, PVI +1,1% lên 27.300 đồng/CP, PVB +1,9% lên 10.800 đồng/CP, PVC +2% lên 5.000 đồng/CP… Trong đó, PVS dẫn đầu thanh khoản trên HNX với 6,47 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng giao dịch tích cực với SHB +% lên 12.000 đồng/CP, ACB +% lên 21.400 đồng/CP, NVB lấy lại mốc tham chiếu.
Trên UPCoM, nỗ lưc kéo cuối phiên chưa đủ mạnh để giúp thị trường thoát khỏi sắc đỏ.
Đóng cửa, với 26 mã tăng và 23 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,11%) xuống 49,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,24 triệu đơn vị, giá trị 124,27 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,23 triệu đơn vị, giá trị 96,596 tỷ đồng.
Sau nhịp hồi nhẹ trong phiên sáng, BSR đã quay đầu điều chỉnh khi -% xuống 6.200 đồng/CP và vẫn dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM với 5,54 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Đứng ở vị trí tiếp theo, KSH đạt khối lượng giao dịch 2,12 triệu đơn vi và LPB đạt 1,23 triệu đơn vị. Kết phiên, KSH tăng trần, còn LPB đứng giá tham chiếu.
Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tương lai tăng và 1 hợp đồng giảm là VN30F2005.
Trong đó, hợp đồng có thời hạn đáo hạn gần nhất là VN30F2003 tăng 0,76% lên 672,1 điểm với 145.359 hợp đồng được chuyển nhượng, cao nhất nhóm, khối lượng mở đạt 10.576 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, có 14 tăng, 12 mã đứng giá và có tới 32 mã giảm. Trong đó, CMBB1905 là mã có thanh khoản tốt nhất với 56.924 đơn vị, đóng cửa tăng 33,33% lên 40 đồng.