Những thông tin hỗ trợ từ cơ quan quản lý cũng như cổ đông nội bộ các doanh nghiệp liên tiếp đăng ký mua cổ phiếu không ngăn cản được đà giảm sâu của thị trường trước những ảnh hưởng không mấy tích cực từ thị trường quốc tế.
Áp lực bán gia tăng và lan rộng hơn khiến VN-Index nhanh chóng thủng mốc 940 điểm chỉ sau khoảng 30 phút giao dịch của phiên sáng. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc tích cực đã giúp thị trường bật ngược đi lên, thu hẹp đà giảm đáng kể.
Bước sang phiên giao dịch chiều, áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường tiếp tục tụt sâu. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index một lần nữa thử thách thành công tại vùng giá 740 điểm.
Sau khi để thủng ngưỡng hỗ trợ trên, lực cầu gia tăng đã giúp thị trường bật nẩy lên và hồi gần 10 điểm khi kết phiên giao dịch.
Đóng cửa, sàn HOSE có 133 mã tăng và 239 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 13,92 điểm (-1,83%), xuống 747,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 292,25 triệu đơn vị, giá trị 4.573,71 tỷ đồng, giảm 17,6% về khối lượng và 25,9% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 69,47 triệu đơn vị, giá trị 1.447,94 tỷ đồng. Trong đó, đáng kể VPB thỏa thuận gần 18,4 triệu đơn vị, giá trị 414,19 tỷ đồng.
Cặp đôi lớn cổ phiếu dầu khí là điểm sáng trong nhóm VN30 khi thành công đi ngược xu hướng thị trường, cụ thể GAS +4% lên 59.300 đồng/CP, PLX +1,8% lên 36.800 đồng/CP.
Bên cạnh đó, trong phiên chiều còn có sự góp sức của SAB khi đảo chiều tăng mạnh sau 10 phiên liên tiếp giảm sâu hoặc đứng giá, với +4,2% lên mức cao nhất ngày 150.000 đồng/CP.
Tuy nhiên, bộ ba này chưa đủ sức giúp thị trường thoát khỏi phiên giảm sâu trước áp lực bán la rộng cùng gánh nặng từ các cổ phiếu bluechip khác.
Đặc biệt là dòng bank với VCB -6,3% xuống 67.100 đồng/CP, TCB -4,4% xuống 17.450 đồng/CP, BID -6,3% xuống 32.800 đồng/CP, CTG -6,6% xuống 20.500 đồng/CP, HDB -5,7% xuống 21.700 đồng/CP, MBB -3,8% xuống 16.450 đồng/CP, VPB giảm sàn.
Ngoài ra, phải kể đến một số bluechip khác như VNM -2,1% xuống 97.000 đồng/CP, VRE -2,1% xuống 23.700 đồng/CP, BVH -4,8% xuống 38.500 đồng/CP.
Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ vẫn chảy mạnh giúp hàng loạt mã như HQC, TCH, HAI, FIT, AAA, QCG, TSC, JVC, AMD… tăng trần. Trong đó, HQC dẫn đầu thanh khoản thị trường với 14,48 triệu đơn vị được khớp lệnh và dư mua trần 1,1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng dâng cao trong phiên chiều khiến HNX-Index giảm sâu và chia tay mốc 100 điểm.
Đóng cửa, sàn HNX có 32 mã tăng và 38 mã giảm, HNX-Index giảm 1,76 điểm (-1,74%), xuống 99,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 40,69 triệu đơn vị, giá trị 421,29 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8 triệu đơn vị, giá trị 63,68 tỷ đồng.
Trong khi SHB giằng co và đứng tại mốc tham chiếu thì ACB lại giảm sâu, với mức -5% xuống 20.900 đồng/CP, NVB -1,1% xuống 8.600 đồng/CP.
Tuy nhiên, giao dịch của bộ 3 này vẫn khá sôi động với SHB dẫn đầu thanh khoản, đạt 8,69 triệu đơn vị, ACB khớp 4,61 triệu đơn vị, NVB khớp 3,25 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt mã vẫn đua nhau nổi sóng như KLF, ART, DST, PVX, KVC, ACM, SPI… đều tăng trần.
Trên UPCoM, giao dịch cũng tiêu cực hơn so với phiên sáng do lực bán gia tăng.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,34 điểm (-0,67%), xuống 50,15 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,1 triệu đơn vị, giá trị 141,15 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,95 triệu đơn vị, giá trị 43,92 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM với 2,84 triệu đơn vị được giao dịch thành công và kết phiên +2,99% lên 6.900 đồng/CP.
Đứng ở vị trí tiếp theo là cặp đôi ngân hàng với LPB khớp 2,63 triệu đơn vị và VIB khớp hơn triệu đơn vị. Kết phiên, LPB đứng giá tham chiếu, còn VIB nhích nhẹ 0,67% lên 15.100 đồng/CP.
Trong khi đó, nhiều mã lớn giao dịch không mấy tích cực như ACV -4,7% xuống 49.000 đồng/CP, FOX -1% xuống 43.500 đồng/CP, QNS -0,84% xuống 23.600 đồng/CP, VEF -5,21% xuống 60.000 đồng/CP…
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều đảo chiều giảm, trong đó VN30F2003 dẫn đầu thanh khoản với hơn 186.100 hợp đồng được sang tay, khối lượng mở 16.369 đơn vị và kết phiên -5,25% xuống 674,9 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, có 8 mã đứng giá và 5 sắc xanh, còn lại đều giảm, trong đó CFPT1906 được giao dịch nhiều nhất với hơn 47.735 đơn vị khớp lệnh, kết phiên giảm 50% xuống 90 đồng/cq.